24/04/2018, 08:06

Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công. -Trước phong trào “Đồng khởi”, trong những năm 1954-1959, nhân dân miền Nam đấu tranh hòa bình, giữ gìn và phát triển lực ...

Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công.

-Trước phong trào “Đồng khởi”, trong những năm 1954-1959, nhân dân miền Nam đấu tranh hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mục tiêu đấu tranh là đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cứ thống nhất hai miền Nam-Bắc như đã ghi trong Hiệp định.

-Đến những năm 1959-1960, do chính sách đàn áp dã man của Mĩ-Diệm. được sự chỉ đạo kịp thời của Đảng qua Hội nghị lần thứ 15 đầu năm 1959, đồng bào miền Nam đã tự vũ trang, nổi dậy tấn công vào chính quyền địch ở khắp các thôn xã trên toàn miền Nam.

-Ý nghĩa của phong trào Đồng khởi…


Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế và xã hội của Cách mạng miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1965.

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

Ngay từ đầu Mĩ mở rộng chiến tranh , miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

Chống lại những hành động  phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, của cả lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường. Địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, bình thường thì toàn dân sản xuất.

Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc Bộ dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ ra sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được nhiều thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.

Trong hơn 4 năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1-11-1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã , nhiều địa phương đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng trong 1 năm).

Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 héc ta gieo trồng trong hai vụ; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân cách, sớm đi vào sản xuất, đpá ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tính trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Giao thông vận tải, mộ trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.

Là hậu phương lướn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc –Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương tiền tuyến.

Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.


Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và giành thắng lợi như thế nào ?

Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).

Mờ sáng 18-8-1965, Mĩ huy động 9 000 quân và nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay lên thẳng, máy bay phản lực chiến đấu, tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.

Sau một ngày chiến đấum một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiếm đấu 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và hạ nhiều máy bay.

Vạn Tường, được coi là “Ấp Bắc” với đội quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lung ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của nhân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.

Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.

Quân dân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.

Trong 4 tháng mùa khô (từ tháng 1-1966) trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, trong đó có 42 000 quân Mĩ, 3 500 quân đồng minh, bắn rơi 1 430 máy bay.

Bước vào mùa khô thứ hai (đông xuân 1966-1967), với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn). Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định”; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

Trong mùa khô thứ hai, trên toàn miền Nam, quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000 quân Mĩ, 55 000 quân đồng minh, bắn rơi 1 231 máy bay.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảnh “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn…đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Đến cuối năm 1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước khác. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.


Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam.

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sựu Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt dộng phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.


Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm (1961-1965) ?

Trong những năm 1961-1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Một số nhà máy cơ khí, điện được xây dựng hoặc mở rộng như các nhà máy: cơ khí Hà Nội, có khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng, điện Uông Bsi, khu gang thép Thái Nguyên… Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đỉnh (Hà Nội ), các nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân v.v đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc-Hưng-Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo trồng.

Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.

Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

Năm học 1964-1965, miền Bắc có hơn 9 000 trường cấp I, cấp II và cấp III với tổng số trên 2,6 triệu học sinh. Hệ đại học và trung cấp chuyên nghiệp có 18 trường học, tăng gấp hai lần so với năm học 1960-1961.

Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.

Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm (1961-1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

Những thành tựu đạt được trong công việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc.

Tháng 12-1965, Trung ương Đảng họp đã khẳng định:”Trải nqua hơn 10 năm thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”.

Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965) đang thực hiện có kết quả thì ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong bối cảnh lịch sử như thế nào ? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

Giữa lúc cách mạng miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trọng. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền: chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định  trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

Đối với miền bắc, Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Để thực hiện mục tiêu, phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh đã được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.


Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào ? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào.

Trong những năm 1957-1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2-1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8-1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiepejm Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn diện Mỏ Cày và các huyện Giông Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quân, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ, Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.

Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (201-20-1960) do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản.


Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ-Diệm của nhân dân ta ở miền Nam diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 ?

Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ-Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam vừa đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân xhur, vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”,”bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.

Mở đầu là phong trào hòa bình của trí thức và tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn- Chợ Lớn vào tháng 8-1954. Trong phong trào hòa bình, nhiều cuộc mít tinh, hộ họp và đưa yêu sách đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ v. v. được tổ chức.

Mĩ –Diệm tăng cường khủng bốm đàn áp, lung bắt những người lãnh đạo phong trào. Tuy vậy, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố khác và cả vùng nông thôn, ,mà tiêu biểu là ở Huế-Đà Nẵng. Phong trào đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tình hình mặt trận chống Mĩ-Diệm. Phong trào từ đấu tranh chính trị, hào bình chuyển snag dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.


Công cuộc cải tạo quan hệ sản Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế,

Trong ba năm (1958-1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thwuong nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi trên miền Bắc sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xa nông nghiệp, hơn 8% số thợ thủ công và 45% số người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Một bộ phận thương nhân được chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.

Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của họ phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công ty hợp doanh.

Trong cải tạo, chúng ta mắc một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể; thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng cơ lợi; do đó, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuât.

Đồng thời cải tạo là nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế phát triển. So với năm 1957, năm 1960, số học sinh tăng 80%, số sinh viên gấp đôi. Các cơ sở y tế năm 1960 tăng 11 lần so với năm 1955.


Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào ?

Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Do đó, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước chưa hoàn thành, nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền bắc, đưa miền bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.


Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ?

Miền Bắc đã đạt được những  thành tựu gì trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ?

Trả lời:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất

+ Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), miền Bắc tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.

+ Kết quả : 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ được chia cho 2 triệu hộ nông dàn. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực.

+ Sau cải cách, bộ mặt nồng thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố

- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chién tranh 

+ Trong nông nghiệp, nông dân hăng hái khẩn hoang, phục hoá... Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, nạn đói có tính chất kinh niên ở miền Bấc căn bản được giải quyết.

+ Trong công nghiệp, đã khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới.

+ Các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

+ Ngoại thương tập trung vào nhà nước, đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

+ Trong giao thông vận tải, đã khôi phục tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ốtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.

+ Văn hoá, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm xây dựng.

- Cải tạo quan hệ sản xuất :

+ Trong 3 năm (1958 - 1960), miền Bắc lấy cải tạo quan hê sản xuất làm trọng tâm cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiêp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.

+ Trong phong trào vận động xây dựng hợp tác xã, đến cuối năm 1960, có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.

+ Đối với tư sản dân tộc, ta cải tạo bằng phương pháp hoà bình, đến cuối năm 1960. có hơn 95% số hộ tư sản vào công tư hợp doanh.

—  Xây dựng phát triển kinh tế-xã hội :

+ Trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Trung ương quản lí.

+ Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế có bước phát triển.

0