21/02/2018, 08:47

Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự.

a. Yếu tố miêu tả: -Trong văn tự sự để phản ánh tái hiện hiện thực nhà văn kể người, kể việc trình bày diễn biến câu chuyện và dùng thao tác kể là chính, nhưng trong quá trình kể không chỉ đơn thuần là kể lại ( kể về việc gì) ...

văn tự sự

a. Yếu tố miêu tả:

-Trong văn tự sự để phản ánh tái hiện hiện thực nhà văn kể người, kể việc trình bày diễn biến câu chuyện và dùng thao tác kể là chính, nhưng trong quá trình kể không chỉ đơn thuần là kể lại ( kể về việc gì) mà còn chú ý trình bày sự việc ấy diễn ra như thế nào? để cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn làm cho nó như đang hiện lên trước mắt người đọc, nói tóm lại trong khi kể người kể cần miêu tả rõ, chi tiết, hành động, cảnh vật, con người thì câu chuyện mới trở nên hấp dẫn và sinh động.

-Trong văn tự sự thường có sự kết hợp đan xen giữa miêu tả hành động, sự việc con người kết hợp tả cảnh với tả tình, tả ngoài hình và tả nội tâm nhân vật

+Đối tượng miêu tả bên ngoài: cảnh vật, con người, chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, màu sắc, hành động có thể quan sát trực tiếp.

+Đối tượng miêu tả nội tâm: những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến, tâm trạng của nhân vật… những gì không quan sát được trực tiếp.

-Miêu tả bên ngoài và nội tâm trong văn bản tự sự có những điểm khác nhau về đối tượng, về vai trò và tác dụng của mỗi loại song giữa chúng có mỗi quan hệ gắn nó, hòa quyện với nhau, nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà tác tả lại gợi cho chúng ta cảm nhận được tâm trạng bên trong của nhân vật,, trái lại từ miêu tả bên trong mà người đọc có thể hiểu được chân dụng, hành động bên ngoài của nhân vật.

b. Yếu tố biểu cảm

Thường bộc lộ bằng cảm xúc của con người, đó là cảm xúc của vui, buồn, tốt, xấu, để làm rõ đặc điểm của đối tượng, người kể chuyện thường thông qua miêu tả để tái hiện cảm xúc làm cho nhân vật bộc lộ cách rõ nét hơn.

c: Yếu tố nghị luận.

Nghị luận là nêu lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ quan điểm, tư tưởng nào đó. Trong văn bản tự sự để người đọc phải suy nghĩ về vấn đề nào đó, người Việt sẽ viết câu Nghị luận bằng cách nêu lên những ý kiến, nhận xét cùng lý lẽ và dẫn chứng, nó được diễn đạt bằng hình thức lập luận.

-Những dấu hiệu sử dụng nghị luận trong văn bản tự sự, thực chất là các cuộc đối thoại với người hoặc với chính mình trong đó người viết thường nêu lên những nhận xét, phán đoán, lý lẽ nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó.

-Trong đoạn văn lập luận biểu hiện của yếu tố nghị luận người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu: khẳng định, phủ định, hoặc câu có các mệnh đề như: nếu… thì, không những…. mà còn, càng… càng, hoặc có thể người việt dùng từ có tính lập luận: Tại sao, tuy thế, vì sao…

Tìm kiếm:

Các yếu tố trong văn bản nghị luận

Các yếu tốmiêu tả, nhân hóa, nghị luận trong văn nghị luận

văn bản nghị luận có những yếu tố nào

 Nguồn: http:

0