Bà bầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi?
Bà bầu nên ăn gì để vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp thai nhi an toàn phát triển là câu hỏi của rất nhiều chị em, đặc biệt là với những ai lần đầu mang thai. Vậy những loại thực phẩm nào được xem là tốt nhất cho bà bầu? Hãy cùng với kênh cẩm nang phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon ...
Bà bầu nên ăn gì để vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp thai nhi an toàn phát triển là câu hỏi của rất nhiều chị em, đặc biệt là với những ai lần đầu mang thai. Vậy những loại thực phẩm nào được xem là tốt nhất cho bà bầu? Hãy cùng với kênh cẩm nang phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon Agiadinh.net tìm hiểu chi tiết nhất dưới đây nha.
Bà bầu nên ăn gì để vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp thai nhi an toàn phát triển là câu hỏi của rất nhiều chị em, đặc biệt là với những ai lần đầu mang thai. Vậy những loại thực phẩm nào được xem là tốt nhất cho bà bầu? Hãy cùng với kênh cẩm nang phụ nữ, , làm đẹp, Agiadinh.net tìm hiểu chi tiết nhất dưới đây nha.
Bà bầu nên ăn gì trong ba tháng đầu?
Ba tháng đầu hay còn gọi là tam cá nguyệt lần thứ nhất là một giai đoạn đặc biệt quan trọng. Đây là thời gian vàng để hình thành các tế bào, ống thần kinh, các cơ quan chức năng của cơ thể bé. Do vậy, nếu việc bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới giai đoạn phát triển về sau.
Những thực phẩm mà mẹ bầu nên chú ý bổ sung trong thời gian này cho thai nhi bao gồm:
Acid Folic: Acid Folic hay còn được gọi là vitamin B9. Đây là loại vitamin đóng vai trò chính trong việc hình thành ống thần kinh, sự phát triển của não và cột sống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung acid folic với lượng khoảng 400 mg ngay từ trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng và kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi thụ thai.
Ngoài dạng viên uống, những thực phẩm giàu acid folic có thể kể đến bao gồm: cam, ngũ cốc, măng tây, trứng, dưa vàng, súp lơ…
Sắt: Sắt là loại vi chất cần thiết cho toàn bộ thai kỳ, nhất là trong vòng 3 tháng đầu. Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà còn khiến mẹ mệt mỏi nhiều hơn.
Mẹ bầu có thể bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm sau: thịt bò, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, hải sản…
Canxi: Thời gian đầu, bào thai rất cần canxi để hình thành hệ cơ, xương. Do vậy nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, bé sẽ lấy canxi của mẹ, khiến cho mẹ có nguy cơ loãng xương, yếu răng nhiều hơn.
Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung như: Sữa tươi, cải xoăn, đậu nành, hải sản, các loại rau xanh…
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 6 tháng tiếp theo
Giai đoạn 6 tháng tiếp theo, tức là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, thai nhi cần một lượng dưỡng chất nhiều hơn để tiếp tục hoàn thiện cơ thể và phát triển. Cũng trong thời gian này, mẹ đã qua giai đoạn ốm nghén nên việc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn.
Các nhóm thực phẩm mà mẹ nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày bao gồm:
Nguồn thức ăn chứa đạm: Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần tối thiểu 15mg đạm/ngày. Nguồn đạm có thể là đạm động vật ở trong các thức ăn như sữa, thịt, trứng, thuỷ sản hoặc đạm thực vật có trong đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc..
Nguồn thức ăn chứa sắt: Việc bổ sung sắt sẽ kéo dài từ khi mang thai cho đến sau sinh khoảng 1 tháng là tối thiểu. Khi bổ sung sắt, nên ăn kèm cả các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu.
Nguồn thức ăn chứa các loại vitamin: Rau xanh, các loại trái cây chín là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin. Bởi thế, mẹ bầu cần bổ sung một hàm lượng đủ các thực phẩm này trong các bữa chính, bữa phụ để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, vừa tránh táo bón cho mẹ trong thời kỳ mang thai.
Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé đều tăng. Do vậy, ngoài ba bữa ăn chính, các mẹ bầu cũng nên có những bữa ăn phụ kèm theo. Tuyệt đối không nên ăn kiêng để giữ dáng hay chỉ ăn những đồ ăn yêu thích.
Danh sách đồ ăn bà bầu nên tránh
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung hằng ngày thì cũng có những loại thức ăn, đồ uống mẹ bầu cần tránh để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những thực phẩm này bao gồm:
Các loại chất kích thích: rượu, cafe, thuốc lá… là những chất kích thích mẹ cần tuyệt đối tránh. Không nên thử hay dùng các chất này trong bất kỳ hoàn cảnh nào để giúp hạn chế nguy cơ dị tật thai.
Các loại thức ăn dễ gây sảy thai, dị ứng: Mặc dù không phải đúng trong tất cả các trường hợp tuy nhiên giai đoạn mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu mẹ nên hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm như: dứa, rau ngót, các loại trái cây nóng, gan, nội tạng động vật…
Trên đây là danh sách các loại thực phẩm mà mẹ bầu nên hoặc không nên ăn. Để có câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với thể trạng cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì thì ngay từ lúc phát hiện có thai, mẹ nên đi khám bác sĩ để lắng nghe tư vấn.
Chuyên mục mẹ và bé trên kênh cẩm nang agiadinh.net chúc các mẹ bầu luôn khoẻ mạnh.