03/02/2018, 21:48

12 lý do khiến em bé khóc và cách xử lý

Em bé nào cũng thường khóc rất nhiều. Bởi đó gần như là cách duy nhất để chúng giao tiếp với bố mẹ và thế giới xung quanh. Em bé nào cũng thường khóc rất nhiều. Bởi đó gần như là cách duy nhất để chúng giao tiếp với bố mẹ và thế giới xung quanh. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất khiến chúng ...

Em bé nào cũng thường khóc rất nhiều. Bởi đó gần như là cách duy nhất để chúng giao tiếp với bố mẹ và thế giới xung quanh.

Em bé nào cũng thường khóc rất nhiều. Bởi đó gần như là cách duy nhất để chúng giao tiếp với bố mẹ và thế giới xung quanh.

Dưới đây là những lý do phổ biến nhất khiến chúng khóc. Nếu cục cưng của bạn cũng cứ khóc tu tu mãi không ngừng mà bạn chả biết tại sao thì danh sách này có thể gợi ý được nhiều đấy.

Bạn nên xem thêm:

  • Thói quen xấu bố mẹ cần bỏ khi dạy con
  • Sai lầm nghiêm trọng khiến con kém thông mình
  • Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
  • Những đồ chơi kích thích trí thông mình của trẻ
 - Xử lí khi bé khóc

– Xử lí khi bé khóc

1. Đói bụng

Đây nên là điều đầu tiên bạn nghĩ tới khi bé bắt đầu khóc.

Học cách nhận ra những dấu hiệu đói bụng ở trẻ có thể giúp bạn kịp thời cho con ăn trước khi bé ré lên. Ví dụ như khi bé chép môi, hay bé chăm chú nhìn theo tay bạn lúc bạn chạm nhẹ vào má chúng. Đấy là thời điểm thích hợp để cho ăn rồi.

2. Tã bẩn

Một số bé sẽ báo động ngay cho mẹ khi chúng cần thay tã. Số khác lại để yên cho tã bẫn sau một thời gian mới khóc. Nhưng dù sao thì đây cũng là một nguyên nhân rất dễ kiểm tra và giả quyết xử lý đúng không?

3. Muốn ngủ

Chẳng phải trẻ con rất sướng sao? Khi mệt chúng có thể đi ngủ ngay, bất cứ lúc nào, bất cử ở đâu. Rất nhiều người lớn từng nghĩ như vậy.

Thực tế thì với trẻ mọi chuyện không dễ dàng như thế. Khi mệt mỏi quá độ, thay vì nhắm mắt gà gật luôn, chúng có thể khó chịu trong người va bắt đầu khóc nữa.

4. Muốn ôm

Bé rất cần được ôm ấp thường xuyên. Đừng tưởng nhỏ quá chúng không biết gì nhé! Thật ra chúng rất thích nhìn thấy bố mẹ, nghe giọng nói của bố mẹ, lắng nghe nhịp tim hay cảm nhận mùi cơ thể đặc trưng của bố mẹ nữa. Khóc đôi khi cũng là một cách để đòi ôm đấy!

5. Đau bụng

Nếu bạn nghi bé bị đầy bụng, hãy thử lật bé lại, cầm lấy bàn chân và chuyển động xoay hai cẳng giống như động tác đạp xe đạp.

Xử lí khi bé khóc

Xử lí khi bé khóc

Các nguên nhân khác gây đau bụng gồm có trào ngược, cúm dạ dày; dị ứng sữa; táo bón hay thậm chí tắc nghẽn đường ruột. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi cần.

6. Cần ợ hơi

Không phải lúc nào bé cũng ợ. Tuy nhiên nếu tự nhiên bé khóc sau khi vừa ăn, có lẽ chỉ cần ợ một cái là bé nín ngay.

Bé nuốt không khí khi bú mẹ hay uống sữa bình. Lượng không khí này nếu không được thoát ra ngoài sẽ gây một sốkhó chịu. Vài bé bị làm phiền rất nhiều do không thể ợ. Các bé khác đôi khi lại dễ dàng ợ mọi lúc khi cần.

7. Quá lạnh hay quá nóng

Ví dụ như khi bạn lột quần áo bé ra để thay tã hay lau rửa chẳng hạn, khóc là cách bé phản ứng vì thấy lạnh.

Trẻ sơ sinh thích được “đóng gói” và giữ ấm – nhưng đừng quá nóng nực là được. Dù sao thì nếu bạn có bọc bé hơi kỹ một chút cũng không vấn đề gì. Bởi bé có xu hướng sợ lạnh nhiều hơn.

8. Vài thứ nhỏ nhặt

Bé có thể gặp rắc rối với vài thứ nhỏ xíu. Ví dụ như khi có một sợi tóc quấn chặt vào ngòn chân làm cản trở lưu thông máu chẳng hạn. Có hẳn tên gọi “tóc ga-rô” cho trường hợp như thế này.

Vài bé siêu nhạy cảm thậm chí còn bị khó chịu với những thứ như quần áo lạo xạo hay mác của chúng cọ vào người.

9. Mọc răng

Quá trình này gây đau đớn khi đầu răng nhú lên và xé toạc lợi để trồi ra ngoài. Một số bé có khả năng chịu đựng tốt và ít quấy hơn, nhưng rồi đứa nào cũng khóc ít nhiều thôi.

Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc trong khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, hoặc cũng có thể sớm hơn.

10. Muốn ít bị tác đông hơn

Bé học được rất nhiều từ thế giới xung quanh. Nhưng đôi khi các yếu tố này bị quá tải và gây khó chịu. Từ ánh sáng hơi chói, tiếng ồn hay cả việc bị chuyển đi chuyển lại từ hết người này đến người khác nữa. Khóc là cách bé nói “đù rồi đấy” đến người lớn.

Nhiều trẻ sơ sinh rất khoái được quấn, như thế chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên nếu bé của bạn quá lớn rồi thì hãy rút lui và để bé được yên tĩnh một mình trong chốc lát.

11. Muốn đi chơi

Ngược lại, một đứa trẻ “năng động” muốn đòi hỏi được khám phá thêm thế giới cũng có thể khóc. Và giữ nhịp độ hoạt động liên tục cho bé là cách giải quyết duy nhất khiến bé ngừng khóc lúc này. Điều đó sẽ khiến bạn kiệt sức đây!

Hãy cố chọn những nơi tốt cho trẻ để dẫn bé đến chơi nhé! Công viên, sân chơi, sở thú… và bạn cũng có thể đi cùng các bố mẹ khác với đứa trẻ của họ nữa.

12. Thấy không khỏe

Nếu đã đáp ứng đủ các nhu cầu của bé rồi mà mãi bé không nín, có thể bé đã ốm mất rồi. Hãy kiểm tra xem bé có sốt không nhé!

Tiếng khóc khi bé ốm cũng có xu hướng hơi khác với khóc khi buồn hay khóc đòi ăn. Bản năng làm mẹ sẽ khiến bạn nhận diện được thôi!

Nguồn tham khảo: http://www.babycenter.com/0_12-reasons-babies-cry-and-how-to-soothe-them_9790.bc?showAll=true

0