04/06/2018, 11:15

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không, ăn nhiều có tốt không ?

Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng và là món khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt các bà bầu thường được bác sĩ cũng như người thân khuyên nên ăn trứng vịt lộn. Món ăn này có công dụng giúp tăng trọng lượng, chiều dài của thai nhi và ...

Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng và là món khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt các bà bầu thường được bác sĩ cũng như người thân khuyên nên ăn trứng vịt lộn. Món ăn này có công dụng giúp tăng trọng lượng, chiều dài của thai nhi và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Một số người còn cho rằng “Ăn trứng vịt lộn khi mang thai sinh con nhiều tóc” hay “ăn trứng vịt lộn khi mang thai bé sinh ra có vết bớt” là những lời “đồn thổi” xung quanh chuyện bà bầu ăn trứng vịt lôn. Vậy thực hư là thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây 

Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là một bài thuốc bổ dành cho người suy nhược cơ thể, bị các chứng thiếu máu, còi cọc, đau đầu, chóng mặt,… bởi tác dụng tư âm, dưỡng huyết, tăng cường sức khỏe. Các nghiên cứu cũng chỉ rõ: trong một quả trứng vịt lộn có 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol… Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều betacaroten (435µg), vitamin A (875µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C… Món ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Trên thực tế không có và cũng không có nghiên cứu nào hay công trình khoa học nào chứng minh  chuyện ăn trứng vịt lộn là đẻ con chân dài hay da em bé bị nổi bớt. Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc. Còn bớt nổi trên da trẻ sơ sinh khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân và cách thức để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó. Có điều chúng ta biết rõ là vết bớt không phải là hậu quả của việc sợ hãi mà bà mẹ phải trải qua lúc mang thai hay do ăn trứng lộn.



Chưa có nghiên cứu nào khẳng định lợi hại của trứng vịt lộn với bà bầu, nhưng về cơ bản đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng tốt cho bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày .Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ.  Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Ba-bau-an-trung-vit-lon-duoc-khong-1

Mẹ bầu cần lưu ý: trứng vịt lộn trước khi sử dụng cần được rửa sạch và nấu chín kỹ, đúng cách mới đem lại hiệu quả tốt. Tốt nhất nên ăn  trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc. Mặt khác, khi ăn trứng vịt lộn, mọi người thường ăn kèm rau răm và gừng. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm do rau răm không tốt cho thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai trong mấy tháng đầu nếu bạn có cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi thường thì bà bầu khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa. Phụ nữ khi mang thai cần ăn đủ các chất để cung cấp  đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dinh dưỡng khi mang thai: 3 nguyên tắc cần nhớ

– Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.

– Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

Bây giờ thì các bà bầu  đã tìm ra câu trả lời “bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không, ăn nhiều có tốt không? ” rồi,  hãy nhớ ăn uống đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé yêu, các bà bầu cần nhớ rằng “không chỉ ăn cho mình hay ăn theo ý thích mà phải ăn cho con” nữa nhé! 

Xem thêm video tại đây https://www.youtube.com/watch?v=gMRZRNFhf_U và https://www.youtube.com/watch?v=RAAMoubSKYs

Facebook đầm người mập => https://vi-vn.facebook.com/DamDanhChoNguoiMap/

Xem thông tin mỗi ngày

0