Anh (chị) suy nghĩ gì về câu tục ngữ: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu tục ngữ: "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" Có thể triển khai một số ý sau đây: – Giải thích: + Một nghề cho chín: "chín" là sự thành thạo, tinh thôngtrong nghề nghiệp của mỗi người. + Chín nghề, làm nhiều việc, ...
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu tục ngữ: "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"
Có thể triển khai một số ý sau đây:
– Giải thích:
+ Một nghề cho chín: "chín" là sự thành thạo, tinh thôngtrong nghề nghiệp của mỗi người.
+ Chín nghề, làm nhiều việc, nhiều nghề khác nhau.
– Phân tích, chứng minh:
+ Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi đã chọn nghề nghiệp thì tập trung vào một công việc và làm công việc đó một cách chãm chỉ, tận tâm, đạt đến độ tinh thông trong công việc và yên tâm, bằng lòng với nghề nghiệp của mình, không nên "đứng núi này trông núi nọ", không yên tâm, hay thay đổi công việc, nghề nghiệp mà thiếu sự chuyên tâm vào một nghề cụ thể.
+ Thực tế cho thấy nghề nghiệp nào trong cuộc sống cũng đều đáng quý, nếu như chúng ta làm nghề nghiệp đó bằng tất cả tình yêu, sự hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp. Nếu chọn nhiều nghề, chúng ta sẽ không có đủ sự kiên tâm, sức lực và kĩ năng để thực hiên tốt. "Một nghề" có chất lượng còn hơn số lượng "chín nghề".
– Bàn luận, liên hệ:
+ Câu tục ngữ nêu ra bài học về sự lựa chọn và thực hiện công việc/nghề nghiệp của mỗi người, giúp chúng ta biết định hướng cho bản thân trong việc chọn nghề nghiệp phù hợp nhất để làm nghề "cho chín".
+ Liên hệ thực tế để rút ra bài học cho bản thân.