Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: “Kỉ luật là tự do”.
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: "Kỉ luật là tự do". Tham khảo một số ý cụ thể sau: – Giải thích: + Kỉ luật: sống và hành động tuân theo những quy định, nội quy, quy tắc chung của cộng đồng xã hội. + Tự do: làm ...
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: "Kỉ luật là tự do".
Tham khảo một số ý cụ thể sau:
– Giải thích:
+ Kỉ luật: sống và hành động tuân theo những quy định, nội quy, quy tắc chung của cộng đồng xã hội.
+ Tự do: làm những gì mình muốn, hành động theo những gì mình yêu thích.
+ Nội dung câu nói của Ma-ca-ren-cô: nếu mỗi người sống và hành động theo nội quy, quy định (có kỉ luật) thì họ sẽ là người tự do.
– Phân tích, chứng minh:
+ Hai khái niệm trên tưởng như đối lập nhau nhưng lại đồng nhất, bởi thực chất những nội quy, quy định là công cụ giúp con người sống và hành động theo quy luật vàcó ý nehĩa. Và khi mỗi người biết tuân thủ những quy định chung của xã hội và có kỉ luật thì người đó sẽ chủ động trong việc nhận ra những việc cán làm, những việc không nên làm và cách thức thực hiện những việc đó. Và khi đã có nhận thức đúng và hành động đúng, chủ động trong cuộc sống thì con người sẽ là người tự do.
+ Có thể chứng minh để làm sáng tỏ nội dung trên bằng những câu chuyện, những ví dụ sinh động trong cuộc sống.
– Bàn luận, liên hệ:
+ Câu nói của Ma-ca-ren-cô vừa là lời khẳng định, vừa là lời nhắc nhở mỗi chúng ta muốn trở thành một con người tự do thì hãy tự biết sống theo kỉ luật. Và không chỉ mỗi cá nhân, mà một xã hội, một đất nước tự do cũng là một xã hội, một đất nước biết tuân thú những quy tắc sống đúng đắn.
+ Liên hệ cá nhân để rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân.