02/06/2018, 22:12
7 món nấu siêu nhanh trong ngày tết bằng lò vi sóng
Bạn không có nhiều thời gian nấu nướng trong những ngày tết vì còn phải thăm bà con, họ hàng, bạn bè? Tại sao bạn không “san sẻ” bớt công việc cho lò vi sóng nhỉ? Một số gia đình có truyền thống họp mặt tiệc tùng trong những ngày tết. Do đó, dù là dịp nghỉ ngơi, vui chơi nhưng vào ...
Bạn không có nhiều thời gian nấu nướng trong những ngày tết vì còn phải thăm bà con, họ hàng, bạn bè? Tại sao bạn không “san sẻ” bớt công việc cho lò vi sóng nhỉ?
Một số gia đình có truyền thống họp mặt tiệc tùng trong những ngày tết. Do đó, dù là dịp nghỉ ngơi, vui chơi nhưng vào các ngày cận tết và trong tết, các chị em nội trợ lại là những người bận rộn hơn cả. Trong khi đó, họ cũng cần dành thì giờ thăm viếng họ hàng, thân tộc, bạn bè và cùng chơi xuân như bao người. Nếu bạn đang có cùng “nỗi khổ” này hãy thử “san sẻ” bớt công việc cho lò vi sóng với các món sau nhé!
1. Phi hành, tỏi
Hành phi, tỏi phi rất mất thời gian chế biến nhưng bù lại nó có thể để được lâu. Vì thế, bạn có thể làm trước và dùng khi cần.
Hành/ tỏi thái nhỏ và đem trộn với dầu ăn sao cho vừa ngập mặt. Sau đó, bạn cho vào lò khoảng 5 phút. Khi hành/ tỏi vừa đủ vàng, bạn có thể cho ra ngoài để ráo. Chừng ít phút sau, hành/ tỏi sẽ nguội, giòn và chuyển sang màu cánh dán.
Bạn có thể làm với số lượng lớn và cất dành trong hũ thủy tinh dùng dần.
Lưu ý, không nên để hành/ tỏi phi quá vàng như màu thực bạn thường thấy vì trong quá trình nguội, hành/ tỏi tiếp tục ngả màu sậm hơn và có thể bị cháy khét.
2. Chiên bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm thường dùng ăn kèm với món gỏi, nộm trong các bữa tiệc gia đình. Để không mất thì giờ chiên, bạn có thể quay trong lò vi sóng với chút dầu hoặc không dầu tùy thích.
Theo đó, bạn chỉ cần xếp từng miếng vào khay chuyên dùng cho lò vi sóng sao cho mỗi chiếc cách khoảng đủ để bánh nở phồng. Sau đó, đặt khay vào lò và quay khoảng 1-2 phút tùy thuộc bánh cỡ lớn hay cỡ nhỏ. Khi thấy bánh nở đều một mặt, bạn lấy ra trở lại mặt tiếp theo và quay tiếp trong 30 giây thì có thể tắt lò.
Bánh phồng tôm có thể bị mềm nếu bảo quản bên ngoài. Vì thế, bạn nên cho vào bọc nilon ngay khi bánh nguội và cột thật kín. Khi ăn hãy mở bọc và xếp ra dĩa.
4. Nướng bánh đa (bánh tráng)
Cũng như bánh phồng tôm, bánh đa được dùng ăn kèm với các món ăn trong bàn tiệc ngày họp mặt của nhiều gia đình. Cách thực hiện món bánh đa cũng tương tự như bánh phồng tôm nhưng cần tăng thêm thời lượng vì bánh đa chín lâu hơn. Nếu thích, bạn có thể quét thêm chút dầu lên bánh khi nướng.
3. Chiên bánh tét
Bạn quét một lớp dầu thật mỏng lên từng khoanh bánh tét đã cắt. Sau đó, quét thêm một lớp dầu lên mặt khay chuyên dụng và đặt từng khoanh bánh tét vào sao cho các lát bánh không dính vào nhau. Bật lò và quay trong 5 phút. Khi bánh đã vàng mặt trên bạn có thể mở lò và trở từng khoanh bánh sang mặt còn lại. Tiếp tục bỏ lò trong 3 -4 phút và tắt bếp.
5. Rang lạc và nướng hạt dẻ
Hạt dẻ và lạc có thể dọn cùng khô mực, khô bò để làm món nhâm nhi ngày tết thêm thú vị. Bạn có thể dàn hết lạc trên chiếc khay chuyên dụng và để trong lò khoảng 5 phút. Sau thời gian này, bạn có thể mở lò, đảo thật đều các hạt lạc và quay tiếp trong khoảng 3 phút là có được món lạc rang vàng giòn như ý. Với hạt dẻ, bạn có thể mua nguyên hạt không tách vỏ để khi nướng tránh bị nổ và nhớ tăng thêm thời lượng để hạt đủ chín.
Lưu ý, khi dàn lạc ra khay nên dùng một vật dụng có thể dùng được trong lò vi sóng đặt vào tâm khay để tránh lạc hoặc hạt dẻ ở vị trí tâm khay quá chín vì nhiệt độ vùng này luôn cao hơn các vị trí xung quanh.
6. Rau củ quả luộc
Với các loại rau của quả, bạn có thể luộc trong lò vi sóng bằng một chiếc thố chuyên dụng có nắp. Sau 3-5 phút, rau củ quả có thể chín đều tùy theo loại.
7. Canh
Trong những ngày tết, bạn thường ăn đồ khô, đồ béo và do đó rất thèm một bát canh lót lòng cho mát. Sẽ thật nhanh nếu bạn cho tất cả nguyên liệu và nước vào tô chuyên dụng, nêm nếm thật vừa và bật lò. Sau 5-8 phút tùy theo loại nguyên liệu bạn có thể thưởng thức tô canh nóng hổi một cách ngon lành.
Một số gia đình có truyền thống họp mặt tiệc tùng trong những ngày tết. Do đó, dù là dịp nghỉ ngơi, vui chơi nhưng vào các ngày cận tết và trong tết, các chị em nội trợ lại là những người bận rộn hơn cả. Trong khi đó, họ cũng cần dành thì giờ thăm viếng họ hàng, thân tộc, bạn bè và cùng chơi xuân như bao người. Nếu bạn đang có cùng “nỗi khổ” này hãy thử “san sẻ” bớt công việc cho lò vi sóng với các món sau nhé!
1. Phi hành, tỏi
Hành phi, tỏi phi rất mất thời gian chế biến nhưng bù lại nó có thể để được lâu.
Hành phi, tỏi phi rất mất thời gian chế biến nhưng bù lại nó có thể để được lâu. Vì thế, bạn có thể làm trước và dùng khi cần.
Hành/ tỏi thái nhỏ và đem trộn với dầu ăn sao cho vừa ngập mặt. Sau đó, bạn cho vào lò khoảng 5 phút. Khi hành/ tỏi vừa đủ vàng, bạn có thể cho ra ngoài để ráo. Chừng ít phút sau, hành/ tỏi sẽ nguội, giòn và chuyển sang màu cánh dán.
Bạn có thể làm với số lượng lớn và cất dành trong hũ thủy tinh dùng dần.
Lưu ý, không nên để hành/ tỏi phi quá vàng như màu thực bạn thường thấy vì trong quá trình nguội, hành/ tỏi tiếp tục ngả màu sậm hơn và có thể bị cháy khét.
2. Chiên bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm thường dùng ăn kèm với món gỏi, nộm trong các bữa tiệc gia đình.
Bánh phồng tôm thường dùng ăn kèm với món gỏi, nộm trong các bữa tiệc gia đình. Để không mất thì giờ chiên, bạn có thể quay trong lò vi sóng với chút dầu hoặc không dầu tùy thích.
Theo đó, bạn chỉ cần xếp từng miếng vào khay chuyên dùng cho lò vi sóng sao cho mỗi chiếc cách khoảng đủ để bánh nở phồng. Sau đó, đặt khay vào lò và quay khoảng 1-2 phút tùy thuộc bánh cỡ lớn hay cỡ nhỏ. Khi thấy bánh nở đều một mặt, bạn lấy ra trở lại mặt tiếp theo và quay tiếp trong 30 giây thì có thể tắt lò.
Bánh phồng tôm có thể bị mềm nếu bảo quản bên ngoài. Vì thế, bạn nên cho vào bọc nilon ngay khi bánh nguội và cột thật kín. Khi ăn hãy mở bọc và xếp ra dĩa.
4. Nướng bánh đa (bánh tráng)
Bánh tráng có thể nước bằng lò vi sóng
Cũng như bánh phồng tôm, bánh đa được dùng ăn kèm với các món ăn trong bàn tiệc ngày họp mặt của nhiều gia đình. Cách thực hiện món bánh đa cũng tương tự như bánh phồng tôm nhưng cần tăng thêm thời lượng vì bánh đa chín lâu hơn. Nếu thích, bạn có thể quét thêm chút dầu lên bánh khi nướng.
3. Chiên bánh tét
Bánh tét chiên ngon miệng ngày tết.
Bạn quét một lớp dầu thật mỏng lên từng khoanh bánh tét đã cắt. Sau đó, quét thêm một lớp dầu lên mặt khay chuyên dụng và đặt từng khoanh bánh tét vào sao cho các lát bánh không dính vào nhau. Bật lò và quay trong 5 phút. Khi bánh đã vàng mặt trên bạn có thể mở lò và trở từng khoanh bánh sang mặt còn lại. Tiếp tục bỏ lò trong 3 -4 phút và tắt bếp.
5. Rang lạc và nướng hạt dẻ
Hạt dẻ và lạc có thể dọn cùng khô mực, khô bò để làm món nhâm nhi ngày tết thêm thú vị.
Hạt dẻ và lạc có thể dọn cùng khô mực, khô bò để làm món nhâm nhi ngày tết thêm thú vị. Bạn có thể dàn hết lạc trên chiếc khay chuyên dụng và để trong lò khoảng 5 phút. Sau thời gian này, bạn có thể mở lò, đảo thật đều các hạt lạc và quay tiếp trong khoảng 3 phút là có được món lạc rang vàng giòn như ý. Với hạt dẻ, bạn có thể mua nguyên hạt không tách vỏ để khi nướng tránh bị nổ và nhớ tăng thêm thời lượng để hạt đủ chín.
Lưu ý, khi dàn lạc ra khay nên dùng một vật dụng có thể dùng được trong lò vi sóng đặt vào tâm khay để tránh lạc hoặc hạt dẻ ở vị trí tâm khay quá chín vì nhiệt độ vùng này luôn cao hơn các vị trí xung quanh.
6. Rau củ quả luộc
Rau củ có thể được luộc bằng lò vi sóng.
Với các loại rau của quả, bạn có thể luộc trong lò vi sóng bằng một chiếc thố chuyên dụng có nắp. Sau 3-5 phút, rau củ quả có thể chín đều tùy theo loại.
7. Canh
Một bát canh làm mát dạ trong những ngày tết.
Trong những ngày tết, bạn thường ăn đồ khô, đồ béo và do đó rất thèm một bát canh lót lòng cho mát. Sẽ thật nhanh nếu bạn cho tất cả nguyên liệu và nước vào tô chuyên dụng, nêm nếm thật vừa và bật lò. Sau 5-8 phút tùy theo loại nguyên liệu bạn có thể thưởng thức tô canh nóng hổi một cách ngon lành.
Yeutre.vn (Tổng hợp)