18/06/2018, 11:45

6-6-1884 :Pháp buộc triều Nguyễn ký điều ước Patơnốt.

Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước tại Huế. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Patơnốt”. Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Lại, kiêm phụ chánh thứ nhất Nguyễn Văn Tường; Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật; quyền Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan. Triều đình Huế và Pháp ký ...

Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước tại Huế. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Patơnốt”. Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Lại, kiêm phụ chánh thứ nhất Nguyễn Văn Tường; Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật; quyền Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan.

Triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước tại Huế. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Patơnốt”.

Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Lại, kiêm phụ chánh thứ nhất Nguyễn Văn Tường; Thượng thư Bộ Hộ Phạm Thận Duật; quyền Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan. Đại diện Pháp là Giuyn Patơnôtơrơ (Jules Patenôtre), đặc phái viên của Chính phủ Pháp bên cạnh hoàng đế Trung Hoa.

Hiệp ước gồm 19 điều khoản. Nội dung bao trùm là: Nước An Nam thừa nhận và chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp. Nước Pháp sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. Người An Nam sống ở nước ngoài sẽ đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp (điều 1).

Hiệp ước này mang ý nghĩa một bản khai tử đối với chủ quyền đối ngoại của vua nước Nam.

Nguồn: Dương Kinh Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 138.

0