5 Đề nghị về nâng cao chất lượng và đánh giá chất lượng giáo dục đại học
Vừa qua, qua một số sự kiện như: điểm thi tuyển vào đại học (ĐH) thấp, người tốt nghiệp ĐH còn có tỷ lệ thất nghiệp cao, luận văn tiến sĩ còn có vấn đề v.v…, xã hội đã thực sự lo lắng về chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) và một áp lực cũng đã thực ...
Vừa qua, qua một số sự kiện như: điểm thi tuyển vào đại học (ĐH) thấp, người tốt nghiệp ĐH còn có tỷ lệ thất nghiệp cao, luận văn tiến sĩ còn có vấn đề v.v…, xã hội đã thực sự lo lắng về chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) và một áp lực cũng đã thực sự được đặt lên vai của bộ GD và Đào tạo (GD - ĐT) cũng như các trường ĐH. GDĐH trên thế giới cũng đã gặp phải tình trạng tương tự cách đây hơn 20 năm và từ đó, vấn đề “Đánh giá chất lượng” (ĐGCL) cũng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong GDĐH. Tuy nhiên, GDĐH có một đặc điểm lớn là: “Các mục tiêu của GDĐH thực không dễ xác định, thậm chí khó có thể đồng ý với nhau trong nhiều trường hợp”. Chính vì vậy, một số nhà GD đôi khi phải thốt lên: “Chất lượnglà cái gì thế nhỉ? hoặc “Chất lượng, bạn biết nó là gì, mà bạn cũng không biết nó là gì. Đó là điều tự thân mâu thuẫn”. “Hiện chưa có một thước đo dùng để đo chất lượng trong GD” “Một giá trị tuyệt đối cho trình độ học vấn hay chất lượng của người tốt nghiệp là không tồn tại” v.v… Do đó, có thể nói, chất lượng và ĐGCL trong GDĐH quả là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy vậy, qua một số kinh nghiệm chung trên thế giới và qua phân tích một số đặc điểm của nền GDĐH Việt Nam, xin cứ được mạnh dạn nêu lên 5 đề nghị sau đây để nâng cao chất lượng và ĐGCL trong GDĐH.
Trong GDĐH, chất lượng có thể hiểu là chất lượng của nền GDĐH, của một trường ĐH hoặc của một chương trình đào tạo.
Chất lượng nền GDĐH thường được hiểu qua “hiệu quả” và “năng suất” của cả nền GDĐH với sứ mệnh nói chung là: (a) GDĐH đã góp phần vào tăng trưởng GDP như thế nào qua việc đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động tư vấn; (b) GDĐH đã đóng góp vào việc “sản xuất tri thức” như thế nào qua hoạt động nghiên cứu, dự báo xã hội và “tranh luận công chúng”, và (c) GDĐH đã góp phần vào việc “phát triển trí tuệ cá nhân, dạy sinh viên (SV) thành những công dân có trách nhiệm, những người tốt” và đã đem lại sự thỏa mãn cho cộng đồng như thế nào.
Vì vậy, về dài hạn, có lẽ còn cần hiệu chỉnh cả về sứ mệnh của nền GDĐH {Ví dụ, bổ sung sứ mệnh (c) và một phần sứ mệnh (b) nói trên}, và từ đó là cơ cấu, nội dung, khối lượng, phương pháp giảng dạy v.v... Tuy nhiên, đây là vấn đề quá lớn và phải thay đổi cả cách suy nghĩ nên chỉ có thể thực hiện qua một cuộc cải cách GD và có tính dài hạn.
Trên 30 năm qua trên thế giới và khoảng 12 năm qua ở Việt Nam đã xảy ra 2 hiện tượng lớn trong GDĐH. Thứ nhất là số lượng SV tăng lên rất nhanh và biến nền GDĐH thành nền GD cho số đông và thứ hai là nguồn tài chính công tính theo đầu SV đã bị giảm xuống một cách đáng kể. Vì vậy, gần như tất cả các nền GDĐH đều lúng túng trước 2 vấn đề lớn, nói chung có tính chất “đánh đổi” với nhau, là chất lượng và chiphí. Từ đó, GDĐH của hầu hết các nước đều phải chịu một áp lực rất lớn từ phía Nhà nước và xã hội về việc quản lý có hiệu quả hơn nguồn tài chính khan hiếm và phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Qua việc ĐGCL và hiệu quả, nhiều chính phủ như Đan Mạch, Thụy Điển, Anh… cũng đã gắn việc cấp ngân sách với các “Chỉ số thành tích” nói chung và “Chỉ số chất lượng” nói riêng. Và, hệ quả đã xảy ra là: “Khó mong có sự hợp tác tích cực từ các trường ĐH. Chẳng ai thích đưa ra cái dây thừng để rồi mình lại bị treo cổ bởi chính cái dây ấy”
Có 3 lý do để đề nghị nên bắt đầu ĐGCL theo các CTĐT mà không là trường ĐH.
- Thứ nhất, GDĐH Việt Nam đang có tỷ lệ SV trong thanh niên ở độ tuổi chưa cao (khoảng 10%) nhưng nền GDĐH đã có tính chất đại chúng, nền GD cho cho số đông. Với nền GDĐH cho số đông, con đường tất yếu là phải được tổ chức theo kiểu “phân loại” hay “phân tầng” theo tính chất. Chỉ sau khi phân loại như vậy mới có thể ĐGCL trường ĐH vì ĐGCL ở đây luôn được bắt đầu với sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường tùy theo tính chất của trường ĐH đó. GDĐH Việt Nam còn chưa làm được việc này. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề nhạy cảm nên cần có thời gian.
- Thứ hai, ĐGCL trường ĐH tuy tổng quát hơn nhưng khá phức tạp. Nó liên quan chẳng những giảng dạy mà còn nghiên cứu khoa học, trách nhiệm xã hội v.v… mà theo kinh nghiệm của một số nước, hãy xuất phát từ việc ĐGCL của việc dạy và học, chưa bao gồm lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Vả lại, “không thể nào thiết kế một chuỗi các tiêu chí để áp dụng cho tất cả các ngành học được”. Hơn nữa, “chất lượng là một vấn đề thỏa thuận giữa các bên có liên quan” nên đối tượng được ĐGCL càng phức tạp thì sự thỏa thuận đó càng khó đạt được.
- Thứ ba, xã hội đang đặc biệt quan tâm đến chất lượng của người được đào tạo nhưlà một “sản phẩm” trực tiếp của một CTĐT. Nhiều trường ĐH hiện nay có những CTĐT hết sức đa dạng và do đó chất lượng người được đào tạo có thể cũng rất khác nhau ngay trong một trường ĐH. Hơn nữa, việc ĐGCL theo CTĐT cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc phân bổ lại nguồn lực, kể cả việc xóa bỏ một CTĐT nào đó ngay bây giờ hay sau này nếu CTĐT đó không đảm bảo chất lượng.
Nhìn ở góc độ: Người được đào tạo như là “sản phẩm” của một CTĐT, một nhà GD học
Tuy vậy, ở Việt Nam, cũng gần giống như hầu hết các nước vừa giành được độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nền GDĐH chủ yếu lại là nền “GDĐH huấn luyện nghề nghiệp” với các ngành chuyên môn hẹp nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực để kịp thời phục vụ công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Phần “GD tổng quát”, liên quan đến xã hội - nhân văn, cách nhận thức, cách tư duy, cách làm người v.v… còn khá mờ nhạt trong GDĐH. Vì vậy, khi xây dựng CTĐT, nói chung Việt Nam chỉ sử dụng chủ yếu là cách “Tiếp cận theo nội dung”, một phần nào đó là cách “tiếp cận theo mục tiêu” chứ chưa có cách “tiếp cận phát triển”, một cách tiếp cận được sử dụng trong các CTĐT nhấn mạnh đến khía cạnh nhân văn, phát triển sự hiểu biết tiềm ẩn ở từng người học ở các nước phát triển. Ngoài ra, ở Việt Nam, GDĐH còn đang được quản lý tập trung ở trung ương, chương trình khung (bao gồm cả mục tiêu) cũng đã được xây dựng từ bộ GD -ĐT. Trong bối cảnh đó, việc ĐGCL dựa chủ yếu trên quan điểm “Phù hợp với mục đích” có lẽ là thích hợp hơn cả.
Nói riêng về các “Chỉ số thành tích”(CSTT), mặc dù nó được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong quản lý GDĐH nhưng chỉ nên xem đó mới là một phần của chất lượng, là những dữ liệu thống kê hết sức quan trọng để việc phán xử trong ĐGCL có cơ sở hơn nhằm phát hiện ra những điểm yếu để cải tiến và để việc ĐGCL minh bạch hơn. Nghĩa là, các CSTT có mối quan hệ với chất lượng, chứ không phải là lời giải cuối cùng trong ĐGCL. Và cũng cần lưu ý “Mọi nỗ lực và những cuộc thảo luận trong hơn một thập kỷ qua đã không đưa ra được một tập hợp các CSTT nói chung chấp nhận được”.
Chất lượng là trách nhiệm xã hội của các trường ĐH và do vậy, trước hết phải là tự ĐGCL từ bên trong. Tuy nhiên, ở Châu Âu, nơi có sự quản lý GDĐH khá tập trung ở cấp Chính phủ gần giống như ở Việt Nam (tuy mức độ có thấp hơn), xu thế hiện nay lại là kết hợp việc ĐGCL từ bên trong với “ĐGCL từ bên ngoài”. ĐGCL từ bên ngoài ở đây rõ ràng mang tính thanh tra, kiểm soát của chính phủ và ở chừng mực nào đó cũng mang ý tưởng khen thưởng hay trừng phạt. Nhưng ĐGCL từ bên ngoài còn xuất phát từ quan niệm: “Đối với những người khác nhau chất lượng là khác nhau”, Chính phủ, trường ĐH, giáo chức, SV, người sử dụng v.v… có những khía cạnh quan tâm về chất lượng khác nhau, “Chất lượng là một vấn đề thoả thuận giữa các bên có liên quan”… Về mặt tổ chức, ở một số nước, cấp Chính phủ trực tiếp tổ chức ĐGCL từ bên ngoài và thống nhất thông qua luật. Nhưng ở một số nước khác, ví dụ như Hà Lan, người ta lại khuyên là nên tránh. Họ cho rằng, trong GDĐH “sự thay đổi chỉ diễn ra một cách chậm chạp trong quá trình tự thay đổi của chính những nhà chuyên môn”. Và vì vậy “hiển nhiên là họ mong muốn nghe những người đồng nghiệp ngang cấp với họ hơn là việc kiểm soát bởi những nhà quản lý”. Từ đó, xu thế hiện nay là “đánh giá ngang cấp”bởi một đoàn đánh giá gồm 5 – 7 thành viên có chuyên môn thuộc CTĐT được đánh giá, có hiểu biết về mục tiêu GD, về các chiến lược học tập thích hợp và có khả năng đặt mình vào vai trò của người SV. Qua cách tiếp cận ngang cấp của một đoàn đánh giá cho nhiều trường ĐH cũng sẽ có điều kiện để so sánh giữa các CTĐT, cho dù còn chưa đặt vấn đề sắp hạng như ở Mỹ và một số nước khác.
Về mặt ĐGCL, GDĐH Việt Nam hiện nay có đặc điểm là: (a) Bộ GD – ĐT thống nhất tổ chức quản lý và kiểm soát các trường ĐH, kể cả chương trình khung GDĐH. Từ đó, bộ GD – ĐT lại là người bên trong của việc ĐGCL; (b) Các trường ĐH còn chưa có “cạnh tranh” trong thu nhận SV mà “không có cạnh tranh thì không có chất lượng” và do vậy “trách nhiệm xã hội” của trường ĐH cũng còn chưa được xác lập; và (c) Số chuyên gia về GDĐH còn rất hạn chế. Trong bối cảnh đó, nên chủ yếu phỏng theo mô hình “ĐGCL từ bên ngoài” qua “Đánh giá ngang cấp”. (Đương nhiên, “ĐG ngang cấp” cần có một “ngân hàng dữ liệu” khá công phu, phức tạp và về lâu dài, để hội nhập cũng cần nghiên cứu để thực hiện “công nhận CL”)