18/06/2018, 11:41

43 (Quý Mão) :Hai Bà Trưng hy sinh.

Đền thờ Hai Bà Trưngở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây Quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây Quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Mùa hè năm đó, quân ...

Image

Đền thờ Hai Bà Trưngở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây Quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa.

Đền thờ Hai Bà Trưng

ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Tây

Quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Mùa hè năm đó, quân Việt gặp quân Hán ở Lãng Bạc và chặn đánh quân Hán từ xa, bảo vệ quốc đô Mê Linh. Quân ta chiến đấu ngoan cường, cầm cự với quân địch ở đó nhiều ngày khiến cho chúng gặp nhiều khốn quẫn, hoang mang và bị bệnh chết rất nhiều, trong đó có cả tên tướng Bình Lục hầu Hàn Vũ. Tới hết mùa hè, quân Hán Phản công mạnh. Quân địch có quân số đông, có thủy bộ phối hợp, lại thạo đánh tập trung theo kiểu trận địa. Đối đầu với viên lão tướng già giặn kinh nghiệm chiến trường là Hai Bà Trưng với đội quân mới nhóm họp, thiếu trang bị và kinh nghiệm tổ chức chiến đấu. Quân của Hai bà bị thiệt hại nặng, bị bắt và bị giết hàng ngàn người. Hai Bà Trưng phải lui binh khỏi Lãng Bạc vượt sông Hồng về căn cứ Cấm Khê (vùng đất ven núi Ba Vì thuộc huyện Thạch Thất và Quốc Oai – Hà Tây ngày nay) với ý đồ thủ hiểm, dựa vào rừng núi để đánh lâu dài.

Mã Viện đem quân vượt sông Hồng đuổi theo. Quân Hán bao vây Cấm Khê. Tại đây đã diễn ra nhiều trận chiến đấu rất ác liệt giữa quân đội của Hai Bà Trưng với quân đội của nhà Hán. Hai Bà Trưng đã hy sinh anh dũng.

Tháng 11 năm 43, Mã Viện đem 20.000 binh và 2.000 lâu thuyền lớn nhỏ, chia làm hai đường thủy bộ tiến vào Cửu Chân, dọc theo lưu vực sông Đáy, qua cửa Tạc Khẩu (Yên Mô, Ninh Bình), sai quân đào sông thông qua dải núi đá (vùng sông Chính Đại nối với sông Tống Sơn thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa), tiến vào Cửu Chân đánh dẹp cuộc kháng chiến của Đô Dương và Chu Bá. Cuối năm 43 đầu năm 44, hai cách quân của Đô Dương, Chu Bá đều lần lượt bị thất bại và tan rã.

Đàn áp sông cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do Hai Bà Trưng lãnh đạo, Mã Viện đã tổ chức lại việc cai trị Âu Lạc. Chúng tiến hành bốc lột, cướp phá giã man, phá hoại di sản văn hóa, xóa bỏ dấu vết của một nền văn minh rực rỡ của người Việt.

Nguồn:Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 17-18.

0