18/06/2018, 11:41

687 (Đinh Hợi) :Đinh Kiến – Lý Tự Tiên lãnh đạo nhân dân chống nhà Đường đô hộ.

Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế. Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt ...


Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế.

Theo quy định chung của nhà Đường, dân “Di Lão” chỉ phải nộp một nửa số tô thuế, nhưng viên đô hộ Lưu Diên Hựu đã bắt nhân dân An Nam nộp cả số tô thuế. Nhân lòng câm phẫn của nhân dân, một người An Nam là Lý Tự Tiên đã phát động khởi nghĩa lớn vào năm 687. Nhưng kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.

Lưu Diên Hựu đem quân đàn áp, giết hại Lý Tự Tiên. Nhưng các thủ lĩnh khác của nghĩa quân như Đinh Kiến, Tư Nhân tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân bao vây thành Tống Bình (Hà Nội). Lũ quan quân trong thành không chống cự nổi, chỉ đắp lũy cố thủ, chờ quân cứu viện. Nghĩa quân đã tấn công phá tan thành Tống Bình, giết chết Lưu Diên Hựu.

Nhà Đường điều đại quân do Tư mã Quế Châu là Tào Huyền Tĩnh và Đô đốc Quảng Châu là Phùng Nguyên Thường chỉ huy, ồ ạt theo hai đường thủy bộ sang. Các thủ lĩnh Đinh Kiến, Tư Nhân bị giết hại. Nghĩa quân tan rã. Lúc đó là thời kỳ Võ Tắc Thiên (Võ hậu) đang nắm quyền, nhà Đường còn mạnh. Lực lượng của ta còn đang xây dựng, chưa đủ sức giành thắnglợi. Nhưng đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới thời nhà Đường.

Nguồn:Đỗ Đức Hùng, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 38.

0