4 nguyên tắc bảo quản thực phẩm ngày hè cần tuân thủ
Bảo quản thực phẩm đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp thực phẩm luôn tươi, an toàn và đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như góp phần tạo nên những món ăn ngon hàng ngày cho chúng ta. Cùng mình chia sẻ sau đây và lưu trữ vào sổ tay kinh nghiệm nấu ăn nhé! Cất ...
Bảo quản thực phẩm đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp thực phẩm luôn tươi, an toàn và đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như góp phần tạo nên những món ăn ngon hàng ngày cho chúng ta. Cùng mình chia sẻ sau đây và lưu trữ vào sổ tay kinh nghiệm nấu ăn nhé!
-
Cất giữ đồ ăn an toàn
- Khi bảo quản thực phẩm vào tủ lạnh, các bạn nên phân nhỏ thực phẩm phù hợp với khẩu phần ăn mỗi bữa và rã đông vừa đủ để ăn, tránh rã đông nhiều, ăn không hết lại cho vào tủ bảo quản tiếp. Các bạn tham khảo cách rã đông đúng cách theo link: cách rã đông đúng cách
- Không tích trữ quá lâu và quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Theo các chuyên gia, thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm như sau:
Thực phẩm | Ngăn đá | Ngăn mát |
Thịt, cá | Tối đa 10 – 20 ngày | |
Rau tươi, hoa quả | Trong vòng 2-3 ngày | |
Trứng | 25 – 30 ngày |
- Với những thực phẩm còn thừa, cần bảo quản trong hộp có nắp đậy để ngăn ngừa vi khuẩn.
-
Nguyên tắc 2 giờ
Tất cả các loại thực phẩm đều không nên bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh quá 2 giờ trước khi chế biến để tránh nhiễm khuẩn, tránh ngộ đôc thực phẩm.
Thực phẩm sau khi rã đông cần chế biến luôn để giữ chất dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm.
-
Nguyên tắc cất giữ rau củ quả
Khi mua rau xanh, trái cây… ở siêu thị đã được bảo quản đông lạnh thì cần nhanh chóng mang về nhà và bảo quản vào tủ lạnh.
Với những loại rau xanh, củ, quả không bảo quản lạnh, khi mua về nhiều, muốn cất trữ dùng dần thì không nên rửa nước, chỉ nhặt rễ, bỏ lá sâu thối rồi bảo quản trong tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa hoặc ngâm nước vì nước làm rau mau úng và chất bẩn có thể ngấm vào rau khiến rau mau hỏng hơn.
Với bông cải, cải bắp: nếu không để trong tủ lạnh, có thể dùng giấy báo bọc kín, để nơi thoáng mát.
Với các loại rau củ: Để nơi mát mẻ có thể bảo quản từ 2-3 ngày tùy loại, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được từ 5-7 ngày.
Trái cây: Mua về rửa sạch để chỗ mát. Với dưa hấu, dưa gang, nên mua trái nhỏ, vừa ăn để sau khi cắt ra là ăn hết. Nếu ăn không hết, nhớ dùng một miếng ni lông đậy lên mặt dưa để giữ cho dưa không bị khô và làm giảm hương vị.
-
Không ăn thực phẩm có dấu hiệu hỏng
Nếu thực phẩm có mùi lạ, màu lạ hãy vứt bỏ ngay lập tức, không nên tận dụng. Vì những thực phẩm này vừa không còn chất dinh dưỡng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước nóng ấm khi chế biến thực phẩm để phòng nhiễm khuẩn. Nếu bạn chỉ rửa qua loa dưới vòi nước chảy trong vài giây thì không đủ đề rửa trôi hết vi khuẩn đâu nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!