18/06/2018, 11:49

4-1943 :Thành lập Hội Văn hóa cứu quốc.

Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến ...

Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi.

Dưới ánh sáng của bảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập tại Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2-1943) đã đặt ra: “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn vào hoạt động về văn hóa, đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc chống lại văn hóa phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế v.v…phải gây ra những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”. Những hội viên đầu tiên của Hội Văn hóa cứu quốc (như Học Phi, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao…) đã trở thành lực lượng nồng cốt của các ngành văn hóa văn nghệ sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Cơ quan ngôn luận của Hội là tạp chí Tiền phong (số 1: 7-1945). Hội Văn hóa cứu quốc tồn tại cho đến Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 23 đến 25-7-1948) thì hoaøn thành nhiệm vụ lịch sử và được thay thế bằng Hội Văn nghệ Việt Nam.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 365.

0