18/06/2018, 11:48

27-3-1935 :Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng ở nước ngoài. Nghị quyết chính trị của Đại hội được thông qua ngày 28-3. Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại ...

Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng ở nước ngoài. Nghị quyết chính trị của Đại hội được thông qua ngày 28-3.

Đại hội được triệu tập từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Ma Cao. Có 13 đại biểu đại diện cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng ở nước ngoài.

Nghị quyết chính trị của Đại hội được thông qua ngày 28-3. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, những thủ ñoaïn của kẻ thù và cao trào cách mạng của quần chúng, Nghị quyết đã xác định nhiệm vụ của Đảng là: củng cố phát triển Đảng; thâu phục quảng đại quần chúng lao động; chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Hoa.

Cùng ngày 28-3, Đại hội thông qua các nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, thanh niên vận động, công tác trong các dân tộc thiểu số, phụ nữ vận động, vận động binh lính, công tác phản đế liên minh, về đội tự vệ, cứu tế đỏ và các bản chương trình hành động. Ngày 29-3, Đại hội thông qua tiếp các điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng Công hội đỏ, Nông hội làng, Thanh niên Cộng sản đoàn, Đông Dương Phản đế liên minh, Hội Cứu tế đỏ Đông Dương. Ngày 31-3, Đại hội thông qua Tuyên ngôn và các bức thư gởi Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản Liên Xô, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ, bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 người do Lê Hồng Phong đứng đầu với chức danh Tổng thư ký, Nguyễn Ái Quốc là dự bị và một thành viên Trung Kỳ sẽ chỉ định sau. Đại hội đã khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, thống nhất sự chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện cho phong trào cách mạng Đông Dương chuyển sang một giai ñoaïn cách mạng mới.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 242.

0