3 - 2 - 1930: Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập
Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân, căn cứ vào Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trong bức thư gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương (cuối tháng 10-1929), Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã gởi tới ...
Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân, căn cứ vào Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trong bức thư gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương (cuối tháng 10-1929), Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã gởi tới Hồng Công để xúc tiến việc triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản.
Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân, căn cứ vào Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trong bức thư gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương (cuối tháng 10-1929), Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã gởi tới Hồng Công để xúc tiến việc triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản. Đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ, tức là từ 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Hồng Công) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản.
Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, 2 đại biểu nước ngoài. Đông Dương Cộng sản liên đòan không kịp gửi đại biểu tới dự. Cho tới lúc này, riêng hai tổ chức cộng sản tham dự hội nghị đã có khỏang 500 đảng viên. Sau 5 ngày thảo luận, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thống qua một số văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lượt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các tổ chức Công hội, Nông hội, Đòan Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Phản đế Đồng minh, Hội Cứu tế. Hội nghị cũng ủy quyền cho các đại biểu thay mặt Quốc tế Cộng sản trở về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản, cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên. Hội nghị cũng nhất trí sẽ ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Cuối cùng, Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.
Ngày 24-2-1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4-1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm cộng sản khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…
Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặc lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.
Nguồn: Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 177.