31-3-1975 :Bộ Chính trị họp, quyết định tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng Sài Gòn.
BCT khẳng định rằng: “Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đọan phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. BCT khẳng định rằng: “Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam ...
BCT khẳng định rằng: “Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đọan phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi.
BCT khẳng định rằng: “Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đọan phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu, nhằm hoaøn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện thống nhất tổ quốc”.
BCT quyết định nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm.
Nhiệm vụ của quân đội lúc này là gấp rút tăng thêm lực lượng vào hướng Tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4, áp sát Sài Gòn, đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông nam, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây cô lập hòan toàn Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tổ chức sẵn những đơn vị binh chủng hợp thành mạnh để khi thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm các mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm thành phố.
Cuộc họp ngày 31-3-1975 của BCT, số phận của chế độ Sài Gòn đã bị định đoạt.
Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 538.