18/06/2018, 11:55

20-9-1977 :Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.

Quốc kỳ CHXHCN Việt Nam tung bay trước trụ sở LHQ trong lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên LHQ ngày 20-9-1977. Ảnh: TƯ LIỆU Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc đã được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua ...

 Image

Quốc kỳ CHXHCN Việt Nam tung bay trước trụ sở LHQ trong lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên LHQ ngày 20-9-1977. Ảnh: TƯ LIỆU

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc đã được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua ngày 20-7-1977. Tại phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20-9-1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

 Nguồn:Phạm Đình Nhân 2002, Alamanach-Những sự kiện lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Văn hóa Thông tin, Tr. 611.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc:

ImageTổ chức Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24/10/1945 trên cơ sở hiến chương được 51 nước tham gia ký ngày 24/10/1945. Trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
Mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc là duy trì hoà bình, an ninh quốc tế thông qua những biện pháp tập thể hữu hiệu, ngăn ngừa và loại bỏ những mối đe doạ tới hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc công lý và luật pháp quốc tế, các tranh chấp quốc tế hay những tình hình có thể phá hoại nền hoà bình; xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, quyền tự do quyết định của các dân tộc, và áp dụng các biện pháp phù hợp để củng cố nền hoà bình thế giới; thực hiện hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, thúc đẩy khuyến khích tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay ngôn ngữ; là trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia để đạt được các mục tiêu trên.

Liên Hiệp Quốc có các cơ quan chính: đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư ký, đứng đầu là tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra còn có 16 tổ chức liên chính phủ có hiệp định riêng với Liên Hiệp Quốc, là các tổ chức chuyên môn và có chế độ báo cáo với hội đồng kinh tế - xã hội; cơ quan nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA), tổ chức lãnh đạo quốc tế (ILO), tổ chức nông – lương (FAO), tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO), tổ chức y tế thế giới (WHO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Liên hiệp bưu chính quốc tế (IPU), liên hiệp viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức thuỷ văn quốc tế (WMO), tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), tổ chức tài sản trí tuệ thế giới (WIPO), quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), hiệp định chung về thương mại thế giới (GATT) – (từ 1/1/1995 là tổ chức thương mại thế giới – WTO), tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO).
Thành viên của Liên Hiệp Quốc có 185 nước (khoá 51 ĐHĐ/LHQ – 1996). Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc từ 20/9/1977

 

0