6-6-1931 :Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hồng Công.
Uy tín và vai trò của Nguyễn Ái Quốc làm cho đế quốc Pháp phải hoaûng sợ và tìm mọi cách để ám hại. Câu kết với đế quốc Pháp, ngày 6-6-1931, mật thám Anh đã bắt giữ một cách trái phép Nguyễn Ái Quốc (khi đó Người mang bí danh Tống Văn Sơ) tại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long (Hồng Công) và ...
Uy tín và vai trò của Nguyễn Ái Quốc làm cho đế quốc Pháp phải hoaûng sợ và tìm mọi cách để ám hại. Câu kết với đế quốc Pháp, ngày 6-6-1931, mật thám Anh đã bắt giữ một cách trái phép Nguyễn Ái Quốc (khi đó Người mang bí danh Tống Văn Sơ) tại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long (Hồng Công) và bí mật giam giữ với ý định sẽ giao cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương.
Uy tín và vai trò của Nguyễn Ái Quốc làm cho đế quốc Pháp phải hoaûng sợ và tìm mọi cách để ám hại. Câu kết với đế quốc Pháp, ngày 6-6-1931, mật thám Anh đã bắt giữ một cách trái phép Nguyễn Ái Quốc (khi đó Người mang bí danh Tống Văn Sơ) tại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long (Hồng Công) và bí mật giam giữ với ý định sẽ giao cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương.
Nhờ sự giúp đỡ của các chiến sĩ yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Hồng Công và đặc biệt nhờ vào sự nhiệt tình của ông Lôdơbai (Loseby), một luật sư tiến bộ người Anh có thế lực ở Hồng Công, vụ án liên quan đến việc mật thám Anh bắt giữ Nguyễn Ái Quốc đã phải đưa ra tòa án tối cao Hồng Công. Vì không đủ chứng cớ buộc tội, nhà cầm quyền Hồng Công phải tuyên bố Nguyễn Ái Quốc trắng án nhưng buộc phải trở về Đông Dương, có nghĩa là đẩy vào tay đế quốc Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã khán án lên Tòa án tối cao Hòang gia Anh ở Lôn Đôn. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bị ốm và nương náu tại gia đình Luật sư Lôdơbai. Tháng 2-1933, Tòa án tối cao Anh tuyên bố trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc. Trên đường tới nước Anh, Nguyễn Ái Quốc lại bị bắt giữ tại Xingapo rồi trả lại Hồng Công. Một lần nữa, nhờ sự giúp đỡ của ông Lôdơbai, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Trung Quốc để tiếp tục hoạt động bí mật.
Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 202.