18/06/2018, 11:48

1-1-1937 :Phong trào “Đón Gôđa”(Godart), Đặc sứ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương.

Ngày 1-1-1937, ông Gôđa tới Sài Gòn và tại đây đã có 20.000 quần chúng lao động tham dự cuộc tiếp đón tại bến cảng. Tiếp đó, ông đặc sứ đã tiến hành các cuộc tiếp xúc với đại diện các giới, các xí nghiệp, đồn điền ở Sài Gòn và một số địa phương ở Nam Kỳ. Ngày 1-1-1937, ông Gôđa tới Sài Gòn và ...

Image

Ngày 1-1-1937, ông Gôđa tới Sài Gòn và tại đây đã có 20.000 quần chúng lao động tham dự cuộc tiếp đón tại bến cảng. Tiếp đó, ông đặc sứ đã tiến hành các cuộc tiếp xúc với đại diện các giới, các xí nghiệp, đồn điền ở Sài Gòn và một số địa phương ở Nam Kỳ.

Ngày 1-1-1937, ông Gôđa tới Sài Gòn và tại đây đã có 20.000 quần chúng lao động tham dự cuộc tiếp đón tại bến cảng. Tiếp đó, ông đặc sứ đã tiến hành các cuộc tiếp xúc với đại diện các giới, các xí nghiệp, đồn điền ở Sài Gòn và một số địa phương ở Nam Kỳ. Từ Sài Gòn, phái đoàn qua Campuchia - Lào, tới Vinh (29-1), Hà Nội (30-1). Tại đây, ông đã chứng kiến cuộc biểu tình của 30.000 quần chúng nhân dân. Tại Bắc Kỳ, ông Gôđa thăm một số địa phương như Hà Đông, Hòn Gai, Hải Phòng…và trở lại Vinh (23-2), trong không khí đấu tranh sôi sục của 1.000 công nhân Nhà máy xe lửa Trường Thi, 3.000 nông dân Nghi Xuân, Can Lộc và đại diện đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống các thủ ñoaïn đàn áp của chính quyền thực dân đòi tiếp xúc với đặc sứ Gôđa. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Huế, Sài Gòn…Ngày 1-3, Gôđa trở về Pháp sau một cuộc mít tinh tiễn đưa của hàng ngàn người để trao cho phái đoàn một bản kiến nghị gồm 9 điểm nhấn mạnh đến những yêu sách đòi quyền tự do dân chủ của nhân dân Đông Dương.

Sự kiện này không chỉ có tác dụng mạnh mẽ đối với đại diện của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp mà điều quan trọng hơn là nó làm dấy lên một cao trào đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ trên khắp cả nước.

Nguồn:Dương Trung Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 261.

0