18/06/2018, 11:52

16-9 đến 22-10-1950 :Chiến dịch Biên giới.

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. ...

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy chiến dịch; Thiếu tướng Hoaøng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng; Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp phụ trách hậu cần chiến dịch; Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.

Lực lượng chiến đấu: Đại đoàn 308, hai trung đoàn 174, 209, ba tiểu đoàn độc lập 426, 428, 888 của Lạng Sơn và Liên khu Việt Bắc, bốn đại đội sơn pháo, năm đại đội công binh và bộ đội địa phương. Hàng vạn dân công là người các dân tộc Việt Bắc mở đường vận chuyển 4000 tấn lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch.

Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho bộ đội: “Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này”. Trung tuần tháng 9, Người lên đường đi chiến dịch.

Từ ngày 16 đến 18-9, hai trung đoàn 174, 209, hai tiểu đoàn 11, 426; ba tiểu đoàn pháo binh tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Từ ngày 2 đến ngày 8-10, Đại đoàn 308, Trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binh đòan Lơ Pagiơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sáctông từ Cao Bằng rút về tại khu vực Cốc Xá, điểm cao 477. Từ ngày 10 đến ngày 23-10, quân địch bỏ Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tháo chạy.

Kết quả : Ta đã loại khỏi vòng chiến trên 8000 địch, gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến; phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch; giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở biên giới Việt-Trung; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước XHCN.

Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 84.

0