14-10 đến 10-12-1952 :Chiến dịch Tây Bắc.
Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai Tây Bắc, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. Phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc, quân ta còn mở các mặt trận ở đồng bằng và các tỉnh vùng ...
Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai Tây Bắc, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. Phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc, quân ta còn mở các mặt trận ở đồng bằng và các tỉnh vùng sau lưng địch.
Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai Tây Bắc, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. Phối hợp với chiến trường chính Tây Bắc, quân ta còn mở các mặt trận ở đồng bằng và các tỉnh vùng sau lưng địch.
Kết quả toàn chiến dịch quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.023 tên địch, hầu hết các tên chỉ huy các vị trí lớn đã bị quân ta bắt sống. Ta loại khỏi vòng chiến đấu và chiếm lại 85 vị trí địch, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1.450 dù và 6 máy bay, giải phóng 28.000 km2, gồm 25 vạn dân.
Ở mặt trận Phú Thọ, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 1.884 tên, phá hủy 43 xe cơ giới, thu 133 súng các loại, 1 xe tăng 18 tấn, 16 xe vận tải, quét sạch quân địch khỏi Phú Thọ (ngày 25-11-1952).
Ở mặt trận sau lưng địch, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.887 tên, trong đó có 1/3 bị bắt sống, ta thu 2.307 súng các loại.
Chiến thắng Tây Bắc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đã giải phóng đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bức của giặc, giải phóng một bộ phận đất đai rộng lớn, một vùng chiến lược quan trọng. Quân và dân ta đã tiêu diệt và chiếm lại 10 vị trí lớn nhỏ của địch ở Tây Bắc còn có tác dụng phá phần lớn âm mưu thâm độc định lập “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”, “xứ Nùng tự trị” của địch nhằm chia rẽ người Thái và người Kinh, người Thái với các đồng bào dân tộc thiểu số khác.
Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 116.