18/06/2018, 11:51

13-3 đến 7-5-1954 :Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng cung cấp Mặt trận. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng cung cấp Mặt trận. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến dịch. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch Hội đồng cung cấp Mặt trận. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Lê Liêm làm Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch. Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Trần Đăng Ninh phụ trách công tác đường sá, tiếp tế chiến dịch.

Lực lượng tham gia gồm các đại đoàn bộ binh 308, 312, 316, 304, 351 công pháo, các đơn vị thông tin, vận tải, quân y…, số quân khỏang 55.000 người và 260.000 dân công hỏa tuyến. Phương tiện và vật chất huy động gồm 628 ô tô, 11.800 thuyền, 20.000 xe đạp thồ và các loại xe thô sơ, hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.

Thời gian đầu, khi địch chưa tăng cường lực lượng và hệ thống công sự, phương châm tác chiến của chiến dịch là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.

Ngày 26-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý, chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Các mặt công tác chuẩn bị chiến dịch chuyển theo phương châm tác chiến mới.

Ngày 13-3, chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và trải qua ba đợt:

Đợt I (từ 13 đến 17-3), các đại đoàn 312, 308 tiến công tiêu diệt các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo (phân khu Bắc).

Đợt II (từ 30-3 đến cuối tháng 4), các đại đoàn 316, 308, 312 tiến công các cứ điểm phía Đông (các ngọn đồi C1, E, D, A1), xây dựng trận địa bao vây, đánh lấn, chia cắt tập đoàn cứ điểm, khống chế và triệt chi viện đường không của địch. Riêng trận đánh đồi A1 gặp khó khăn, ta phải tổ chức đánh đến ba lần.

Đợt III (từ ngày 1 đến 7-5), các đại đoàn 308, 312, 306 đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía Đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch ở phía Tây và chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Từ ngày 13-3 đến 7-5, trong 56 ngày đêm, trải qua ba đợt chiến đấu, quân ta đã loại khỏi vòng chiến 16.200 tên, bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đòan cứ điểm do tướng Đờ Caxtri (De Casties) chỉ huy. Về đơn vị, diệt 21 tiểu đoàn (17 tiểu đoàn bộ binh và dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh); bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, bắn hỏng 4 xe tăng, thu 30 trọng pháo, 6 xe tăng, hơn 30 nghìn chiếc dù, toàn bộ vũ khí, đạn, quân trang, quân dụng.

Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; là chiến thắng có ý nghĩa quyết địch đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiến công vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.

 Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 132.

 

Hình tư liệu về chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ

Lính Pháp nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ

 
 
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Pleven và tướng De Castries thị sát cứ điểm
 
 
 
Các quan chức Pháp đi thị sát Điện Biên Phủ
 
 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
 
 
Tổng quân uỷ họp quyết định chủ trương tác chiến tại Điện Biên Phủ
 
 
 
Mở đường vào Điện Biên Phủ
 
 
Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực
 
 
 
Chiến sĩ Lương Văn Soi vác hòm vũ khí nặng 100 kg
 
 
Kéo pháo vào chiến dịch
 
 
Trạm gác máy bay báo hiệu cho các đoàn xe vào chiến dịch
 
 
Máy bay Pháp xuất phát từ tàu sân bay đi đánh chặn đường tiếp viện
 
 
Vào chiến dịch...
 
Mở đầu chiến dịch, pháo 105 mm bắn xuống các vị trí của quân Pháp ở sân bay Mường Thanh
 
 
Chiến đấu trên đồi D1
 
 
Trận địa pháo 12,7 mm ở Điện Biên Phủ
 
 
Chiếc máy bay B26 trúng đạn bốc cháy
 
 
Đơn vị pháo phòng không 37 mm đã bắn rơi máy bay B26 của Pháp
 
 
Chăm sóc thương bệnh binh
 
 
Phút nghỉ ngơi giữa chiến hào
 
 
Những tù binh Pháp đầu tiên
 
 
Quân y Việt Nam chăm sóc thương binh Pháp
 
 
Vượt cầu gỗ đánh chiếm sân bay Mường Thanh
 
 
Đánh chiếm cầu Mường Thanh
 
 
Tấn công hầm tướng De Castries
 
 
Ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh
 
 
Tướng De Castries cùng bộ chỉ huy ra hàng
 
 
Cắm cờ trên nóc hầm De Castries
 
 
Nhân dân Mường Phăng tặng quà chiến sĩ
 
 
Lễ mừng chiến thắng ở lòng chảo Điện Biên Phủ
 
 
Chiến lợi phẩm thu được
 
 
Hồ Chủ tịch gắn huy chương cho Hoàng Đăng Vinh, người bắt De Castries
 
 
Tù binh Pháp ở Mường Phăng, Điện Biên Phủ
 
 
Chiến sĩ Điện Biên bắt tay thương binh Pháp
 
 
Ông Tạ Quang Bửu ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương

(Sao ở Điện Biên không có đường Tạ Quang Bửu nhỉ?)

 
Bộ đội trở về tiếp quản thủ đô
 
 
  
0