7-10 đến 22-12-1947 :Chiến dịch Việt Bắc.
Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947. Âm mưu của cuộc tiến công này, như lời Vally tuyên bố, là Pháp “sẽ chơi ván bài cuối cùng” nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ ...
Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947. Âm mưu của cuộc tiến công này, như lời Vally tuyên bố, là Pháp “sẽ chơi ván bài cuối cùng” nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc, kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam; đồng thời nhằm khóa chặt biên giới Việt –Trung, ngăn chặn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc.
Kế hoạch tiến công Việt Bắc do Xalăng (Salan), Tư lệnh chiến trường Bắc Đông Dương vạch ra và được Chính phủ Pháp phê chuẩn tháng 7-1947. Âm mưu của cuộc tiến công này, như lời Vally tuyên bố, là Pháp “sẽ chơi ván bài cuối cùng” nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh, lập ngụy quyền toàn quốc, kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị thực dân trên toàn bộ nước Việt Nam; đồng thời nhằm khóa chặt biên giới Việt –Trung, ngăn chặn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc.
Ngày 7-10, quân Pháp bắt đầu tiến công Việt Bắc. Ngay tối hôm đó, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các khu ủy thông báo tình hình và ra lệnh cho các khu ủy, quân khu ủy chỉ huy bộ đội đánh mạnh để chia xẻ lực lượng địch, phá kế hoạch tiến công của chúng. Ngày 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi quân dân ra sức tiêu diệt địch. Cùng ngày, Bộ Tổng Chỉ huy hạ quyết tâm chiến dịch và ra nhật lệnh kêu gọi quân dân anh dũng chiến đấu. Ngày 15, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Thực dân Pháp tập trung một lực lượng lớn, với 12.000 binh sĩ, 40 máy bay, 800 xe cơ giới do Trung tướng Xalăng trực tiếp chỉ huy chia thành 3 hướng tiến công Việt Bắc. Về phía ta, để phản công đánh bại địch, Bộ Tổng chỉ huy đã huy động các trung đoàn 147, 165 (chủ lực của Bộ); 72, 74, 121 (của Khu I), 11, 36, 59, 98 (của Khu XII); một tiểu đoàn pháo binh và trung đoàn Sông Lô (của Khu X); năm tiểu đoàn độc lập (của Bộ, Khu I, Khu XII); các binh chủng và lực lượng du kích của các địa phương.
Chiến dịch diễn ra trong 2 đợt (đợt I : từ 7-10; đợt II : từ ngày 21-11 đến 22-12). Các đơn vị của ta thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” và đánh du kích, đánh vận động trên các địa bàn, trọng điểm là các mặt trận Đường số 3, Đường số 4, Sông Lô, bẻ gãy các mũi tiến công đường không, đường bộ, đường thủy của các binh đoàn đổ bộ đường không, binh đoàn bộ binh thuộc địa…bắn rơi tại chổ máy bay chở viên Tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thu tài liệu kế hoạch chiến dịch (9-10); phục kích ở bản Sao, đèo Bông Lau (30-10); bắn tàu chiến, ca nô tại Khoan Bộ (23-10); Đoan Hùng (24-10); Khe Lau (10-11)…
Ngày 22-12, quân dân ta tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng tại thị xã Tuyên Quang. Cũng ngày hôm đó, đám tàn quân Pháp bại trận vượt qua cầu Đuống về Hà Nội.
Trong chiến dịch Việt Bắc, quân Pháp bị bắt 270 tên, bị thương hơn 3.000 tên và hơn 3.000 tên khác chết. Các đơn vị ta đã bắn rơi 16 máy bay, phá hủy 225 xe cơ giớiag khoaûøng 100 khẩu pháo, cối; bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô; thu được hàng chục tấn vũ khí, quân trang, quân dụng.
Chiến thắng Việt Bắc đã làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chuyển sang giai ñoaïn mới.
Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 47.