18/06/2018, 11:45

1-1860 :Pháp cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa ra bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoản.

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoaûn có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau. Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy ...


Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoaûn có nội dung như sau: 1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau.

Đầu năm 1860, Pagiơ (Page), tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha tại Việt Nam cử phái viên đến quân thứ Gia Định đưa bản dự thảo Hòa ước gồm 11 điều khoaûn có nội dung như sau:

1- Hai bên chấm dứt mọi xung đột, ký kết hòa hiếu với nhau.

2- Sứ thần của Pháp được sử dụng đường bộ để đi từ Đà Nẵng vào kinh đô Huế.

3- Nước Nam đặt quan hệ ngoại giao với nước nào, thì nước Pháp cũng coi đó là bạn.

4- Triều đình Huế phải khoan tha, không được trả thù những người cộng tác với Pháp.

5- Pháp sẽ rút quân, ngay khi hòa ước này được hai bên ký kết.

6- Triều đình Huế không được bắt giữ, xét hỏi và xâm phạm đến tài sản của những người theo đạo Gia Tô một cách vô cớ; trường hợp giáo dân làm bậy thì chiếu luật trị tội.

7- Đối với giáo dân người Pháp phạm tội, triều đình phải giao cho nước Pháp xử lý, chứ không được đem giết hoặc đóng gông, khóa, trói.

8- Không được ngăn cản hoặc yêu sách ngoại lệ đối với thương thuyền của nước Pháp đến các cửa biển thông thương buôn bán.

9- Triều đình Huế cấp cho Tây Ban Nha một bản hòa ước.

10- Cho giáo sĩ Pháp được tự do đến những xã có dân theo đạo để giảng đạo.

11- Cho người Pháp đến bờ biển lập phố thông thương buôn bán.

Chỉ huy quân thứ Gia Định bác bỏ hẳn 3 điều cuối, còn 8 điều trên tạm thời chấp thuận lập biên bản giao cho phái viên Pháp mang về. Thấy vậy, Pagiơ ra lệnh tấn công, nhổ cừ, tràn vào sông và đổ bộ đánh chiếm khu vực Mai Sơn.

Nguồn:Dương Kinh Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 19.

0