18/06/2018, 11:45

15-3-1874 :Triều Nguyễn ký hiệp ước Giáp Tuất với Pháp.

Triều đình Huế và Pháp ký kết bản hiệp ước mang tên “Hiệp ước hòa bình và liên minh” tại Sài Gòn. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Giáp Tuất” hay “Hiệp ước Philastre”. Triều Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất từ địa giới Nam tỉnh Bình Thuận ...


Triều đình Huế và Pháp ký kết bản hiệp ước mang tên “Hiệp ước hòa bình và liên minh” tại Sài Gòn. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Giáp Tuất” hay “Hiệp ước Philastre”. Triều Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất từ địa giới Nam tỉnh Bình Thuận đến hết Nam Kỳ.

Triều đình Huế và Pháp ký kết bản hiệp ước mang tên “Hiệp ước hòa bình và liên minh” tại Sài Gòn. Hiệp ước này còn được gọi là “Hiệp ước Giáp Tuất” hay “Hiệp ước Philastre”. Triều Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất từ địa giới Nam tỉnh Bình Thuận đến hết Nam Kỳ.

Đại diện triều đình Huế là: Thượng thư Bộ Hình Lê Tuấn, chánh sứ; tả tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Tường, phó sứ. Đại diện chính phủ Pháp là: Thiếu tướng hải quân, Phó thủy sư đô đốc kim Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ Đuyprê (Dupré).

Hiệp ước gồm 22 điều khoaûn. Nội dung chính là:

1- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào Nam (điều 5).

2- Nước Pháp thừa nhận chủ quyền của vua nước Nam trên phần đất Việt Nam kể từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận ra Bắc; thừa nhận nền độc lập hoaøn toàn của nước Nam, nghĩa là nước Nam không còn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào (điều 2).

3- Vua nước Nam phải thi hành chính sách đối ngoại của mình cho phù với chính sách đối ngoại của nước Pháp; về mặc chính trị, không được thay đổi những mối quan hệ ngoại giao hiện nay với Pháp; không được tự ý ký hiệp ước thương mại với bất cứ một nước nào khác mà không báo cho chính phủ Pháp biết (điều 3).

4- Xóa bỏ Hiệp ước đã ký ngày 5-6-1862.

Qua Hiệp ước này cho thấy, triều đình Huế thực sự thừa nhận sự cai trị của Pháp ở xứ Nam Kỳ. Hiệp ước Giáp Tuất đã gây nên sự phản ứng dữ dội trong dân chúng cũng như các quan chức yêu nước. Từ đây, phong trào nhân dân đã có thực tiễn để đi tới một nhận thức mới mẻ là: Chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng.

Nguồn:Dương Kinh Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 98.

0