23/05/2018, 18:33

Xin hỏi nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng trị bệnh bạch lỵ gà?

Ảnh minh họa Bệnh này xuất hiện hầu hết ở các nước trên thế giới, ở đâu có nuôi gà là ở đó xuất hiện bệnh. Tuy vậy, có một số nước như Úc từ năm 1967 đến nay họ đã khống chế được các bệnh này ở trong các trang trại lớn. I. ĐỘNG VẬT CẢM THỤ Hầu hết các giống gà đều bị ...

Ảnh minh họa

Bệnh này xuất hiện hầu hết ở các nước trên thế giới, ở đâu có nuôi gà là ở đó xuất hiện bệnh. Tuy vậy, có một số nước như Úc từ năm 1967 đến nay họ đã khống chế được các bệnh này ở trong các trang trại lớn.

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Hầu hết các giống gà đều bị nhiễm. Bệnh xuất hiện ở cả chim cút và một số loài chim hoang dại khác. Trong các giống gà thì giống gà nhẹ cân (gà Leghorn) ít mắc bệnh này hơn giống gà nặng cân (Hubbardcomet Isabrown, Hybro v.v...)

 Gà càng lớn tuổi sức đề kháng với bệnh càng cao nên ít bị bệnh. Gà con rất nhạy cảm với bệnh, đặc biệt khi bị nhiễm lạnh hoặc dinh dưỡng kém, bệnh phát càng tăng.

II. NGUYÊN NHÂN

Mần bệnh là vi khuẩn Gram (-) có tên là Salmonella pullorum. Vi khuẩn này có 3 dạng (dạng chuẩn, dạng trung gian và dạng biến đổi) ba dạng đều gây bệnh, nhưng có cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Vì vậy, việc chuẩn đoán phải qua phản ứng huyết thanh học và việc chế vacxin phòng bệnh cũng cần phải có đủ cả 3 dạng vi khẩn gây bệnh trên.

III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN BỆNH

- Lây nhiễm qua trứng: Do gà bố mẹ đã nhiễm bệnh từ trước, truyền qua lòng đỏ trứng.

- Lây nhiễm giữa những gà con: Do một số con có mần bệnh từ trứng truyền qua (một số bị chết ngay trong bào thai, một số sống sót mang mần bệnh thải qua môi trường thức ăn, nước uống. Con khác trong đàn ăn phải nên bị nhiễm bệnh).

- Lây qua lò ấp bị nhiễm bệnh: Do một số con bị chết lây nhiễm mầm bệnh vào lò ấp.

- Lây từ thức ăn bị nhiễm bệnh.

- Lây nhiễm qua phân bị nhiễm trùng.

- Lây do ăn phải phủ tạng của những con bị chết .

- Lây nhiễm qua dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, vỉ trứng, giày dép, xe tải, chất độn chuồng và côn trùng, chuột muỗi hoặc chim hoang dại v.v...)

IV. TRIỆU CHỨNG

a, Ở trứng trong lò ấp

Khi trứng bị nhiễm bệnh, thường bị chết vào ngày thứ 18-19 (gà sát), hoặc nở ra là chết liền.

b, Ở gà con

Nếu trứng bị nhiễm ít mần bệnh thì gà con nở ra không chết, nhưng mần bệnh xâm nhập vào máu, vào các cơ quan nội tạng (tim, ruột, gan, thận v.v...) gây chết vào ngày thứ 4 và thứ 5 là cao nhất, đến ngày thứ 8 bắt đầu giảm xuống.

Những gà bệnh có triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụm lại từng đám.

Phân tiêu chảy màu trắng. Hậu môn dính phân (gà trịn đít). Đôi khi gà con thở khó do vi khuẩn xâm nhập vào tuần hoàn vào phổi gây viêm phổi. Tỷ lệ chết từ 5-15% (đã dùng thuốc kháng sinh để điều trị, nếu không dùng thuốc phòng bệnh, tỷ lệ chết sẽ cao hơn).

Ở thời điểm từ 15-20 ngày tuổi, mặc dù gà đã khỏi bệnh nhưng gà mang trùng có một số con thể hiện triệu chứng què quặt và thần kinh do vi khuẩn cư trú gây viêm khớp vào não.

c, Ở gà lớn

không có biểu hiện rõ ràng ở lâm sàng, chỉ thấy giảm trứng, mào tái. Do vi khuẩn làm bại huyết gây thiếu máu và vi khuẩn cư trú ở buồng trứng gây viêm teo buồng trứng.

V. MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

+ Gà chết sau khi nở 1 ngày: Chỉ thấy gan và phổi sung huyết đỏ bầm.

+ Gà chết lúc 4, 5, 6, 7, 8 ngày tuổi.

- Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.

- Tim và phổi có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.

- Lòng đỏ không tiêu có thể bị bã đậu hóa màu trắng hoặc màu kem. Đôi khi có máu.

- Lách sưng to và thận sưng huyết đỏ. Khi mổ ra ở đường niệu (từ thận ra hậu môn) có chứa chất urat màu trắng.

- Trong đoạn ruột cuối thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, thành ruột dày lên.

- Màng phúc mạc đôi khi bị viêm đỏ.

+ Gà mái và trống:

- Trứng non, méo mó, màu sắc biến đổi từ đỏ sang trắng (u nang buồng trứng).

- Gà trống dịch hoàn viêm. Từng điểm lúc đầu đỏ sang hoại tử trắng.

VI. CHUẨN ĐOÁN

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích sau khi mổ khám.

- Lấy bệnh phẩm đem xét nghiệm và phân lập vi khuẩn Salmonella pullorum.

- Ở đàn gà lớn và gà giống lấy máu làm phản ứng huyết thanh học. Những con dương tính (nhiễm bệnh thể mạn tính) đem cách ly điều trị hoặc xử lý.

VII. PHÒNG BỆNH

a, Vệ sinh đàn gà

- Gà mới đem về nuôi trong môi trường sạch và biệt lập.

- Đàn gà giống gốc phải được nuôi riêng biệt cách xa những bầy gà nhỏ.

- Chuồng nuôi gà có luới để chống chim hoang dại và thường xuyên phải diệt chuột, ruồi.

- Thức ăn và nước uống phải đặt sao tránh được nhiễm bẩn từ phân.

- Chất độn chuồng phải thường xuyên thay đổi.

- Khi có con chết trong đàn phải đem xét nghiệm chuẩn đoán ngay.

- Khi nhập đàn mới vào phải điều tra giống nhập và cách ly một thời gian.

b, Vệ sinh trứng ấp

- Những trứng dùng để ấp phải đựng trong khay sạch đã được tẩy trùng.

- Trứng bẩn không đưa vào ấp, phải để riêng.

- Sau khi chọn trứng ấp, phải tẩy trùng tất cả trứng.

- Những trứng đã tẩy trùng nên giữ ở nơi mát trong các thùng chứa đã khử trùng và không nên bảo quản quá lâu.

c, Vệ sinh lò ấp

- Phải có phòng và hệ thống riêng rẽ để nhận trứng ấp và nở.

- Sau mỗi một lô ấp, tất cả các thiết bị dụng cụ phải được thường xuyên làm sạch và tẩy trùng hoàn toàn.

- Tất cả trứng nên tẩy trùng trước thời gian ấp tốt nhất trong vòng 12 giờ. Sau đó được đặt vào tủ ấp.

- Gà con nở ra nên được vận chuyển trong các hộp mới hoặc hộp sạch. Tất cả các thùng và xe vận chuyển nên được làm sạch và tẩy trùng sau mỗi lần dùng.

d, Làm sạch và tẩy trùng

- Làm lắng đọng chất bẩn bằng cách phun nhẹ chất tẩy trùng.

-Bỏ tất cả các chất lót ổ và chất thải.

- Lau thành chuồng, nền và các thiết bị dụng cụ với dung dịch xà phòng.

- Máy ấp cọ rửa bằng bàn chải lông cứng và sau đó tẩy trùng.

- Trước lúc ấp phải tẩy trùng các giá đựng trứng trong buồng ấp một hoặc nhiều lần.

- Tẩy trùng bằng cách xông Formaldehyde: trộn 0,6g thuốc tím (KMnO­4) với 1,2ml formalin (37,5%) cho 1m­­­3 của phòng, đóng kín phòng trong 20 phút và nâng nhiệt độ lên 70oC, sau 20 phút mở ra.

- Lò ấp phải được tẩy trùng giữa các lần ấp và ít nhất là 12 tiếng trước khi cho trứng vào ấp.

- Tất cả các dụng cụ mới và cũ đều phải nhúng vào dung dịch sát trùng hoặc formalin.

VIII. ĐIỀU TRỊ BỆNH

a, Đối với gà con

Do bệnh phát ra tập trung vào thời điểm từ 1-20 ngày tuổi, vì vậy trong thời gian

đó ta dùng thuốc kháng sinh phòng bệnh bằng liều trị bệnh. Ta có thể dùng một trong những loại thuốc kháng sinh sau:

+ Ampicillin tiêm bắp liều 50-100 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày (khi tiêm pha thuốc với nước sinh lý 9o/oo).

Có thể dùng uống liều 100 - 150 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 1-7 ngày tuổi (pha 1g/ 1,5lít nước uống).

+  Chloramphenicol uống liều 50-60 mg/kg thể trọng/ ngày, liên tục từ ngày tuổi thứ nhất đến ngày tuổi thứ 7. Sau đó nghỉ 3 ngày lại tiếp liệu trình 5-7 ngày (pha 250-300 mg/lít nước uống).

+ Spectam poultry 10%. Tiêm bắp liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

+ Spectam W.S 50%. Cho uồng liều 50-100 mg/kg thể trọng (pha 1g cho 1lít nước uống) liên tục từ 1-20 ngày tuổi.

+ Neotesol uống liều 150 mg/kg thể trọng (pha 5g/lít nước uống) liên tục 1 -10 ngày tuổi.

+ Neocyclin, Noedexin, Chlotetrasol tiêm bắp lcc/5kg thể trọng/ ngày. Hoặc uống pha 2-3 cc/lít nước uống liên tục 1-10 ngày.

+Dibiotic: Pha nước uống 3-4 g/lít nước, liên tục 1- 10 ngày tuổi (liều 1g/kg thể trọng).

- T.T.S pha nước uống 3-4 g/lít nước, liên tục 1-10 ngày tuổi (liều 1 g/kg thể trọng)

- Furazolidon trộn 3-4 g/10kg thức ăn, liên tục 1-10 ngày.

- Bencomycin S: Tiêm bắp liều 50.000- 75.000 UI 1 kg thể trọng/ ngày. Liên tục 3-5 ngày (liều 1cc/30kg thể trọng/ ngày)

- Coli SP: pha 1,5 - 2g/lit (1thìa cà phê/5lít)

- Cosumix pha 1-2 g/lít, liên tục 3 ngày/tuần.

- Imequil hay Flumequil 10% pha 1g/lít nước.

- Anticoli B hay ColiCopha: Pha 1g/ lít nước.

b, Đối với gà đẻ

+ Xác định những con mang mần bệnh:

Ta phải làm phản ứng huyết thanh học, những con dương tính phải loại thải hoặc tách riêng điều trị toàn đàn. Phương pháp điều trị có thể tiêm hoặc cho uống.

+ Thuốc tiêm có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

- Bencomycin S: Tiêm liều 50.000 UI/kg thể trọng/ ngày (1 cc/30kg thể trọng/ ngày),liên tục 2-3 ngày.

- Flumequil 3% tiêm liều 1cc/2kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

- Biotex hay Biocolistin tiêm liều 1cc/4kg thể trọng/ ngày, liên tục 2-3 ngày.

- Chlotetrasol, tiêm liều 1cc/5kg thể trọng/ngày, liên tục 2-3 ngày.

+ Thuốc uống có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Cosumix, Imequil, AntiColi B, ColiCopha, liều dùng như liều phòng bệnh hoặc gấp rưỡi. Liệu trình kéo dài 4 -5 ngày.

+ Có thể phối hợp vói những phương pháp tiêm 1 liều rồi cho uống tiếp 2-3 liều cũng được.

0