23/05/2018, 18:33

Có nên tiêm vacxin phòng bệnh cho bò sữa không? Tại sao có trường hợp gia súc tiêm vacxin rồi mà vẫn bị bệnh?

Cần tiêm các loại vacxin phòng bệnh theo chỉ dẫn của cơ quan thú y, thực hiện nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả. Tiêm vacxin tức là đưa vào cơ thể gia súc các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút...) đã chết hoặc được làm yếu đi. Cơ thể sẽ sinh ...

Cần tiêm các loại vacxin phòng bệnh theo chỉ dẫn của cơ quan thú y, thực hiện nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiêm vacxin là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả. Tiêm vacxin tức là đưa vào cơ thể gia súc các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút...) đã chết hoặc được làm yếu đi. Cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại các mầm bệnh này và được miễn dịch. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp gia súc đã được tiêm vacxin rồi mà vẫn bị bệnh, nguyên nhân có thể là:

 

            - Một số gia súc không có đáp ứng miễn dịch (tức là không có kháng thể chống lại bệnh), tỷ lệ này có thể từ 10 đến 20%, tùy theo loại vacxin, vì vậy khi mầm bệnh tấn công, gia súc vẫn bị nhiễm.

 

            - Gia súc bị mầm bệnh tấn công vào giai đoạn trước khi vacxin có hiệu lực (khoảng 14 - 21 ngày sau khi tiêm vacxin, gia súc mới có miễn dịch) hoặc sau khi vacxin đã hết hiệu lực.

 

Ngoài ra, hiệu quả tạo miễn dịch của cơ thể gia súc còn phụ thuộc vào cách bảo quản, cách sử dụng vacxin, chế độ nuôi dưỡng gia súc...

 

Ở nước ta hiện nay, đối với bò sữa, tùy theo khu vực và các điều kiện cụ thể, các cơ quan thú y thường tiêm vacxin, phòng các bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng. Nhưng đối với các trường hợp sau đây không tiêm:

 

            - Trường hợp bò sữa chửa tháng thứ 1, thứ 2 và chửa hai tháng cuối (tháng 8, tháng 9).

 

            - Bê con dưới 4 tháng tuổi.

 

            - Những con bò quá gầy yếu, suy nhược, đang bị ốm.

0