23/05/2018, 18:33

Xin hỏi nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng trị bệnh thương hàn gà?

Ảnh minh họa Bệnh thương hàn(Fowl Typhoid) rất giống bệnh "bạch lỵ gà" .Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 4 tuần lễ đầu sau khi nở. Nhưng ở gà lớn cũng phát bệnh thể cấp tính chứ không phải thể mạn tính như ở bach lỵ. Tỷ lệ chết tùy thuộc vào khả năng phòng bệnh bằng kháng sinh, tỷ lệ ...

Ảnh minh họa

Bệnh thương hàn(Fowl Typhoid)  rất giống bệnh "bạch lỵ gà" .Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 4 tuần lễ đầu sau khi nở. Nhưng ở gà lớn cũng phát bệnh thể cấp tính chứ không phải thể mạn tính như ở bach lỵ. Tỷ lệ chết tùy thuộc vào khả năng phòng bệnh bằng kháng sinh, tỷ lệ trung bình từ 5-30%. Điều nguy hiểm nhất là lây lan sang trứng cho phôi thai, có thể làm chết thai và thành các ổ dịch sớm trên đàn gà con do sự lây nhiễm từ gà mẹ

I.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ

Hầu hết các loại gia cầm đều bị nhiễm (giống như ở bệnh bạch lỵ gà)

II. NGUYÊN NHÂN

Mầm bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinảum (Gram (-)).

III. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY

Hầu hết các phương thức truyền lây giống như bệnh bạch lỵ gà. Nhưng phương thức truyền lây qua phân là quan trọng nhất. Cần phải chú ý phương thức này để phòng bệnh.

IV. TRIỆU CHỨNG

- Ở gà con: triệu chứng giống như bệnh bạch lỵ.

- Ở gà lớn cũng có triệu chứng như bệnh bạch lỵ nhưng tỷ lệ chết cao và lai rai. Phân có màu vàng, màu tái, trứng đẻ giảm.

V. MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

+ Gà con có bệnh tích giống bệnh bạch lỵ gà.

+ gà lớn:

- Dạ sậm, gầy còm (do bại huyết).

-Gan sưng màu trắng xám và nhợt nhạt.

- Mật to.

- Ruột viêm đỏ và loét rộng.

VI. CHUẨN ĐOÁN

- Căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà trong các ổ dịch

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn.

- Lấy máu làm phản ứng ngưng kết, phát hiện những con dương tính để loại thải.

Lưu ý: Do vi khuẩn Salmonella gallinarum có cấu trúc kháng nguyên như Salmonella pullorum nên khi tiến hành làm phản ứng ngưng kết với kháng nguyên Salmonella pullorum nếu kết quả dương tính thì bệnh phẩm có cả Salmonella gallinarum.

VII. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Giống như bệnh bạch lỵ gà.

+ Vệ sinh trứng và lò ấp.

+ Dùng kháng sinh phòng và trị bệnh trong giai đoạn gà mới nở tới 30 ngày tuổi. Những kháng sinh có tác dụng tốt như Cosumix, Imequit, Flumequil, AntiColi B, ColiCopha, Inoxyl, ColiSp, Chloramphenicol, Spectam-poủty, Neotesol, ColiSp, Chloramphenicol, Spectam-poultry, Neotesol,Noedexin, Neocyclin, Chlotetrasol, Dibiotic, T.T.S, Furazolindon,Bencomycine S, Ampicillin. Liều lượng và liều trình sử dụng như trong bệnh bạch lỵ gà. Đối với gà đẻ: Dùng Bencomycine S, tiêm bắp liều 50.000- 75.000 UI/kg thể trọng/ngày (1 cc/30kg thể trọng). Liên tục 3-5 ngày. Kết quả điều trị tốt, không ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ. Những thuốc khác cũng điều trị tốt như Biotex, Biocolistin, Ampicolistin...

Hoặc dùng 1 trong những loại thuốc sau trộn vào thức ăn hay nước uống 5-7 ngày trong thời gian bệnh (Ampicillin, Spectam W.S, T.T.S, Dibiotic, Neotesol, Chloramphenicol, Cosumix, Imequil, Flumequil, Anticoli B, ColiCopha, Inoxyl). 

0