23/05/2018, 16:48

Tổng quan kiến thức nuôi cá cảnh nước ngọt cần biết

April 4, 2018 | | Nuôi cá cảnh nước ngọt không khó nhưng nuôi sao cho cá không chết mà khỏe mạnh, đẹp mới là vấn đề. Cùng tìm hiểu kiến thức nuôi cá cảnh nước ngọt cơ bản sau đây. Những kiến thức cần biết khi nuôi cá cảnh nước ngọt 1/ Điều quan trọng nhất là cần chú ý đến chất ...

April 4, 2018 | |

Nuôi cá cảnh nước ngọt không khó nhưng nuôi sao cho cá không chết mà khỏe mạnh, đẹp mới là vấn đề. Cùng tìm hiểu kiến thức nuôi cá cảnh nước ngọt cơ bản sau đây.

Những kiến thức cần biết khi nuôi cá cảnh nước ngọt

1/ Điều quan trọng nhất là cần chú ý đến chất lượng nước khi nuôi cá cảnh nước ngọt
– Nước máy có chứa khí clo là nguyên nhân chính khi các bạn thay nước làm cá bị chết. Vì vậy cần chứa nước máy trong bể chứa ở nơi thoáng mát trên 12h để khí clo trong nước bóc hết sau đó mới cho vào hồ cá để nuôi. Nếu quá bận rộn có thể sử dụng dung dịch khử clo mua ở các cửa hàng cá cảnh 10k/chai.

kiến thức nuôi cá cảnh

– Nước giếng nếu bị nhiễm phèn thì cần xử lý phèn trước khi nuôi cá cảnh nước ngọt, có thể xử lý phèn bằng thang hoạt tính. Nếu nước không bị nhiễm phèn, người sử dụng uống được thì chỉ cần trữ nước vài tiếng đồng hồ trong bể chứa, nhưng cần bật sủi oxi thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng PH lên (Vì nước giếng độ PH thấp cũng như hàm lượng oxi ít) đây là kiến thức nuôi cá cảnh cơ bản mà bạn cần nắm.

2/ Thay nước hồ cá không đúng cách cũng là nguyên nhân cá chết
– Cá thường chết nguyên nhân là các bạn thay nước trong hồ 100% làm cá bị sock nước và chết, tức là tuyệt đối không nên hút hết nước trong hồ cá ra và đổ nước mới vào mà cần làm theo quy trình như sau:
+ Dùng ống nhựa xiphong rà sát đáy hồ để hút cặn bã dưới đáy hồ ra, khi lượng nước trong hồ rút xuống còn khoảng 50% thì ta bắt đầu ngừng, và chêm nước mới đã xử lý ở bước 1 vào.
+ 1 tuần thay nước từ 1 đến 2 lần tùy vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước ( 1 lần thay không quá 50% nước)

3/ Cách duy chuyển cá sang hồ mới

toàn bộ kiến thức nuôi cá cảnh

– Việc các bạn duy chuyển vớt cá nhiều lần sang các hồ khác sẽ làm cá nhát, bị stress, thậm chí là rách vây, trày vãy. Thường là bị stress ít nhiều nên các bạn khó nhận ra được điều này.
(Cá bị tress có thể núp ở đáy, cạnh hồ, bỏ ăn…)

– Khi vớt cá sang hồ mới cần chú ý đến độ nhiệt độ và độ PH của nước 2 bể phải gần giống nhau để tránh cá bị sock nước

4/ Cho cá cảnh nước ngọt ăn không đúng cách cũng làm cá chết
– Bạn sẽ vô tình làm cá chết vì quá thương nó bằng cách cho ăn no và nhiều sẽ làm cho cá bị bội thực, đầy bụng và chết. Đa số các loài cá có tập tính thấy mồi là đớp nên bạn sẽ nhầm tưởng cá ăn chưa no và cho ăn nhiều sẽ làm cá chết.

– Cho cá ăn thích hợp là 2 lần/ngày sáng và chiều (mỗi lần cho ăn sau 15 phút là dùng ống nhựa bơm tay hút cặn bã dư thừa ra để nguồn nước sạch không nhiễm bệnh)

– Quên cho cá ăn trong thời gian dài sẽ làm cá bị còi, suy nhược và chết. Tuy nhiên nếu bận việc gì đó mà không có thời gian cho cá ăn 2,3 ngày thì cũng không sao.

5/ Nhiệt độ và ánh sáng hồ cá

kiến thức nuôi cá cảnh nước ngọt

– Vào mùa đông lạnh, nhiệt độ trong hồ bị giảm xuống vì thế cần có nắp đậy hồ cá để tránh thoát nhiệt, kết hợp sử dụng cây sưởi tăng nhiệt độ cho hồ cá (Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 25 đến 30 độ C). Bạn cần phải lưu ý đặc biệt đến điều này, nếu thiếu hiểu biết về kiến thức nuôi cá cảnh nước ngọt bạn sẽ khó lòng chăm sóc được bày cá nhà mình khỏe mạnh

– Ánh sáng cũng không quá quan trọng, cần đặt hồ nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp, nếu nơi đặt bể hơi tối thì có thể dùng đèn công suất nhỏ bật không quá 8h/ngày.

6/ Lượng oxi và máy lọc nước
– Cần có máy sủi oxi liên tục 24h/24h giờ. Nếu bể rộng trên 60cm thì cần thêm máy lọc nước
Khi sử dụng máy lọc cần chú ý việc máy lọc hút cá nhỏ và động nước quá mạnh làm các loại cá nhỏ bị đuối sức.

7/ Cá cắn rỉa vậy nhau
– Tránh nuôi các loài cá có kích thước chênh lệch nhau quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng cá lớn cắn cá bé.

– Cần tìm hiểu kỹ đặc tính các loài cá nhỏ mà lại có tính cắn rỉa vây các loài cá lớn, chậm chạp, vây dài… để tránh nuôi chung (Cá bé cắn cá lớn)

– Chọn các loài cá hiền lành và có khả năng nuôi chung với nhau.

8/ Chọn bể nuôi cá
– Hạn chế nuôi cá trong các chậu thủy tinh vì diện tích nhỏ thiếu oxi, nước mau bẩn dễ gây bệnh, thay nước liên tục vì nước bẩn cũng làm cá sock nước và chết. Vì thế nếu sử dụng bể thủy tinh nhỏ chỉ có thể nuôi cá betta(cá xiêm đá) và 1 số loài có khả năng sống trong mồi trường chật hẹp và cá có khả năng chịu được môi trường nước ghèo oxi.

 Toàn bộ nội dung kiến thức nuôi cá cảnh đã được chia sẻ, hi vọng bạn vận dụng chăm sóc tốt cho đàn cá cảnh nhà mình

0