09/06/2018, 23:47

Tại sao giàn khoan dầu luôn có chỗ đốt lửa? - Câu hỏi hay

Tôi thấy các giàn khoan luôn có một tháp đốt lửa. Xin hỏi nó có tác dụng gì vậy? (Thành Nguyễn) Giàn khoan dầu ngoài biển. Ảnh minh họa: USGS. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Tôi thấy các giàn khoan luôn có một tháp đốt lửa. Xin hỏi nó có tác dụng gì vậy? (Thành Nguyễn)

tai-sao-gian-khoan-dau-luon-co-cho-dot-lua

Giàn khoan dầu ngoài biển. Ảnh minh họa: USGS.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Để đốt các khí đồng hành trong mỏ dầu. Trong mỏ dầu phần lớn là dầu mỏ còn có một lượng các khí khác người ta gọi là khí đồng hành. Các khí này rất độc đối với con người và môi trường nhưng lại dễ cháy. Khi khai thác dầu các khí này cũng bay lên theo ống hút dầu. Do không thu sử dụng chúng nên để đảm bảo môi trường và sức khỏe tốt nhất là đốt nó. - (Nguyễn Hiếu)

Tại các nơi xử lý dầu và khí, nguyên liệu được đưa thẳng từ ngoài mỏ vào nhà máy. Rõ ràng là áp suất của hệ thống xử lý là phụ thuộc vào lượng dầu, khí đưa vào. Với mỗi hệ thống, ta đều có một giá trị của áp suất tới hạn. Các vật liệu, các mối ghép đều chỉ có thể chịu được đến một áp suất nào đó. Quá áp suất đó, hệ thống sẽ bị phá huỷ và gây thiệt hại vô cùng to lớn.

Lượng dầu và khí từ mỏ đưa lên là không ổn định, có lúc nhiều, lúc ít. Ta cũng không thể hạn chế việc khai thác do quá trình khai thác là nhờ giếng tự phun, nhờ áp suất ở dưới mỏ đưa dầu và khí lên bề mặt. Do đó, mỗi khi dầu, khí phun lên quá nhiều, hoặc tổng quát hơn là khi các nguồn cấp nguyên liệu tăng lên, hệ thống sẽ có nguy cơ bị quá tải.

Người ta đã nghiên cứu và đưa ra một phương pháp để giải quyết tình huống này. Nhờ một hệ thống van, đường ống dẫn nguyên liệu sẽ được trích một phần, đưa sang một đường ống khác mỗi khi xảy ra quá tải. Phần được trích ra này, người ta buộc phải mang đi đốt bỏ vì công suất của nơi xử lý đã đạt tối đa. Việc đốt bỏ được thực hiện ở một lò đốt. Nếu đốt dầu, ta đốt ở một bể đốt dưới để thuận tiện cho việc thu hồi cặn dầu. Nếu đốt khí, ta sử dụng một đuốc đốt rất cao để đốt khí ở trên không. Đuốc đốt này được gọi là Flare.

Các đuốc đốt phải được đặt rất cao, cao hơn nhiều các thiết bị xử lý. Lý do là nếu một trong các thiết bị xảy ra xự cố rò rỉ, khí gas trong các thiết bị sẽ không thể bay đến gần đuốc đốt gây nổ. (st) - (Đức Thuận Ngô)

Có 2 lí do cho việc đốt khí này:
Khi khai thác dầu thường có các loại khí (mà gọi là khí đồng hành) và các loại khí tạp chất khác.
1. Đốt bỏ vì khó xử lý hoặc chi phí xử lý cao: cách này vẫn được dùng với công nghệ hiện đại ngày nay, phụ thuộc vào chất lượng dầu "ngọt" hay không ngọt, nghĩa là dầu ít khí tạp hay nhiều khí tạp
2. Đốt bỏ vì đảm bảo an toàn hệ thống (đối với công nghệ cũ). Do áp suất khí khai thác không đều và để tránh tình trạng áp suất khí khai thác lớn gây áp lực lên hệ thống dẫn dầu mà nguòi ta trích khí ra các hệ thống van an toàn, khi áp suất khai thác lớn, hê thống sẽ trích khí ra các van này và đốt bỏ để đảm bảo an toàn cho hệ thống. - (hunglv)

Trời ạ. Ngoài biển tối thì phải có đèn. Đốt ngọn duốc cho sáng lại thơ mộng chứ sao! - (Nguyễn Teppi)

Thông thường trong 1 mỏ dầu thường có 2 thành phần là dầu và khí. Tùy thuộc vào mục đích khai thác mà người ta sẽ tập trung đầu tư cho phù hợp, và ở đây là mỏ dầu. Vậy còn khí đốt vẫn có thể khai thắc để sử dụng? Tuy nhiên thể tích của khí đốt quá nhỏ so với dầu mỏ nếu đầu tư thêm sẽ không có lợi nhuận nên khí đốt sẽ bị thải ra ngoài chứ không khai thác như dầu.
Nhưng mặt trái là khí đốt này thoát trực tiếp ra ngoài môi trường thì rất có hại. Ví dụ các khí thường là CH4, C2H2,... các loại khí này thường rất dễ cháy nổ nếu tỷ lệ hỗn hợp giữa chúng và O2 ngoài môi trường phù hợp. Và thêm nữa là chúng gây hiệu ứng nhà kính rất cao so với CO2 và lại rất độc hại nếu động vật hít phải. Ví dụ CH4 gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 80 lần so với CO2. Do đó sau khi khai thác dầu thì phần khí đốt đi theo sẽ được chuyển sang ống dẫn khác và bị đốt đi. Việc đốt này khiến toàn bộ các chất khí kể trên chuyển thành CO2, ít độc, ít gây hiệu ứng nhà kính hơn, và không cháy nổ. - (Văn Hùng - Massachusetts)

Để chứng minh đây là ...dầu xịn - (Minhtr5)

Để đốt các khí đồng hành. Trong mỏ dầu thường có một lượng khí đồng hành, Khí này rất độc và gây ôi nhiêm môi trường cao nhưn dễ cháy. Do không thu sử dụng nó nên biện pháp tốt nhất là đốt tránh gây ngộ độc và ô nhiễm môi trường. - (Nguyễn Hiếu)

Đó là phần khí thiên nhiên từ mỏ, do không tận thu được, người ta đốt luôn để nó khỏi ô nhiễm không khí. - (Lê Văn Quán)

đề nghị nên để bồn nước ở trên để tận dụng nấu nước sôi uống cho an toàn hợp vệ sinh - (nguyen)

để các bác đi biển hút thuốc lá mà quên đem bật lửa..... - (nguyenvanluuqk7)

Đó là khí thấp áp, không đưa vào bờ được nên không có giá trị sử dụng. Nếu để lại thì rất nguy hiểm, có thể cháy nổ bất kỳ lúc nào nên người ta phải đốt bỏ đi. - (Luu Nguyen)

Vì ở đó nhiều dầu đốt thoái mái không sợ tốn tiền - (phdungsaigon)

Để khoe chỗ đó có nhiều dầu. - (Truong Nguyen)

- Cái này được gọi là đuốc (tiếng Anh là flare) là thiết bị an toàn được trang bị cho các giàn/nhà máy xử lý dầu khí (process platform/plant) - không chỉ cho các giàn khai thác mà các bác còn thấy trong các nhà máy lọc hóa dầu (refinery) hoặc các nhà máy chế biến khí.
- Đối với mỏ dầu: trong quá trình khai thác, luôn kèm theo khí đồng hành (hydrocarbon nhẹ chủ yếu CH4 ~ 70-80%, còn lại là C2/C3/C4/C5+, thành phần pha dầu là các hydrocarbon từ C5+ trở lên). Phần khí này nếu không sử dụng hết (thu gom vào đường ống, cho mục đích phát điện và gia nhiệt tại chỗ) , thì sẽ được xả ra flare để đốt bỏ. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thiết bị (over pressure) hoặc dừng sự cố (shutdown/emergency shutdown), lượng khí dư trong các bình xử lý và đường ống cần xả bỏ để đảm bảo an toàn cháy nổ.
- Đối với các mỏ khai thác khí/nhà máy xử lý chế biến khí: cũng được trang bị flare với mục đích đốt bỏ khí khi over pressure hoặc quá công suất xử lý (excess) hoặc xả áp các bình/đường ống khí khi shutdown/emergency shutdown cho mục đích an toàn.
- Flare luôn được làm cao và hướng xuôi theo chiều gió để tránh bức xạ nhiệt vào hệ thống xử lý (heat radiation) gây nguy hiểm cho người và thiết bị.

- Các đuốc đốt (flare) có nhiệm vụ - (Hai Vu)

Tháp lửa đó dùng để đốt dòng dầu/khí trong quá trình thử vỉa đối với các giếng khoan thăm dò, còn trong các giếng khai thác dầu thì dùng để đốt khí đốt khí đồng hành, hiện nay một số mỏ dầu người ta xây dựng hệ thống thu gom khí đồng hành nên không cần thiết phải đốt nữa. Thân ái! - (Phuc Loc)

Đuốc trên giàn khoan dùng để đốt các khí đồng hành thu được trong quá trình khoan thăm dò hoặc khai thác, hút dầu lên. Vì các khí này rất dễ gây cháy nổ nên để an toàn trong khoan hoặc khai thác, người ta thường đốt tiêu hủy luôn chứ không đưa vào bờ xử lý. - (Hai Nguyễn)

Bạn ạ, bây giờ người ta không có đót nữa đâu mà đấu nối vào hệ thống rồi đưa vào bờ sử lý. Cái bạn nhìn thấy ngon ở ngọn đước đó hay còn gọi là " Flare" chỉ là một lượng nhỏ khi khai thác bắt buộc phải xả khí cho an toàn. khí này khi trong các nhà máy phải dùng khí động hành chạy gas tubine, lúc bị sự cố thì lượng khí này sẽ phải xả ra môi trường hết để giảm áp suất trong hệ thống như của các nhà máy " khí, Đạm, Điện....) - (hauletran)

Ở trong mỏ dầu có 1 lượng khí đồng hành, dễ cháy nổ. Để hạn chế nguy cơ nổ dàn khoan mà nguy hiểm hơn là nổ nguyên 1 mỏ dầu người ta thường đốt khí này để không xảy ra tai nạn đáng tiếc. - (Trung)

đốt lửa lên để đuổi cá voi không cho nó bơi gần lỡ có công nhân nào té xuống biển ... - (Cenway Thach)

Tôi nghĩ chắc có y nghĩa như cột hai đăng và đề tàu thuyền biết để tránh lúc đêm. .. - (Stanley Mng)

Don gian do la bieu tuong cua nghanh dau khi - (Hung Nguyen)

Mình thừa thì mình đốt thôi ! - (sytd)

Đốt lửa để phân biệt với tàu hút cát, tàu hút cát phun cát - (Trần Trung Hiếu huyện Nghĩa Hưng)

Cháy là lớp khí trên cùng của túi dầu.khi khoan xuống trong túi dầu bao giờ cũng có khí này.mình ko nhớ thành phần nhưng khí này gặp không khí là cháy - (hoanghoaison24111987)

Để đốt cháy khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu. - (ABC)

Tháp lửa để đốt khí lẫn trong dầu khi lấy lên từ đáy biển khi không thể thu gom khí. Tuy nhiên, theo qui định mới, để bảo vệ môi trường, các giàn khoan khai thác không được đốt khí đồng hành nữa mà phải có biện pháp thu gom. - (Nhiều Chuyện)

Đó là 1 "động cơ" hút dầu tự nhiên đấy bạn, kiểu đèn dầu có cái tim đốt cháy là nó tự hút dầu lên, trc mình nghe nói z - (Phong Nguyễn)

Chứng minh mỏ đó vẫn còn dầu - (Trung)

Trong mỗi mỏ dầu luôn có một lượng khí đốt nhất định đi kèm (ngươi ta thường gọi là khí đồng hành) nếu đủ lớn sẽ được thu hồi để sử dụng. Còn nếu ít, ngươi ta sẽ đốt để tránh ô nhiễm khí quyển (khí mê tan gây hiệu ứng nhà kích còn lớn hơn CO2) . Vì vậy khi đến gần các giếng khai thác dầu luờn thấy những đuốc lửa. - (Nguyễn Trung Lạp)

Xa bo khi chay no - (tienhuynhdac)

Khi khai thác dầu mỏ sẽ kèm theo khí, nếu không đốt den lúc tích tụ quá nhiều chung quanh giàn sẽ gây nổ khi đủ dk thích hợp - (Nguyễn Trí)

trong các đường dẫn dầu từ dưới mỏ lên luôn chứa các loại khí dễ cháy. Để tránh nguy hiểm do hoả hoạn phát nổ...các khí này được tập trung ở một vị trí an toàn và cho đốt bỏ thay vì cho ra tự do rất nguy hiểm vì dễ tạo ra các đám mây gây cháy nổ. - (Travis Nguyen)

Cũng không hẳn giàn nào cũng có đốt lửa đâu bạn. Nó chỉ đốt lửa khi tiến hành quá trình thử vỉa để đốt lượng khí dư thừa từ giếng khoan đi lên. Ở các giàn khai thác mới lúc nào cũng có đốt lửa này. - (thanhtb)

Theo cá nhân tôi, như vậy là để đốt dư thừa lượng khí trong quá trình thu gom không hết, mặt khác như là một van an toàn để đảm bảo hệ thống thu gom khí dầu được an toàn. - (huuthuandmtc)

Các giàn khoan cũng như các nhà máy lọc dầu, hóa dầu đều có thiết bị (cụm thiết bị) thu gom và đốt các khí thải độc hại, chuyển hóa thành các chất không hoặc ít độc hại đối với môi trường. Thiết bị này được gọi là đuốc (flare). Các đuốc luôn luôn được duy trì cháy để đảm bảo đốt được hoàn toàn khí thải khi có xả thải.
Xin giải thích thêm: đối với các giàn khoan khai thác dầu, trong mỏ dầu luôn có các thành phần khí nhẹ dễ bay hơi (gọi là khí đồng hành). Nếu không có các hệ thống thu gom và xử lý khí, tiêu thụ khí trong bờ thì các khí này sẽ bị đốt bỏ (rất lãng phí). Ngày nay các tổ hợp dầu khí từ khai thác, thu gom, xử lý, sử dụng luôn được đầu tư đồng bộ để tận dụng hết các sản phẩm từ mỏ dầu. - (gacom.res5)

Có dầu khí mà đốt là may rồi. Chứ khoan vào đá và nước thì lấy gì mà đốt. - (le anh dung)

tại sao không tận dụng nguồn năng lượng từ lửa này chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cho giàn khoan để tránh lãng phí nhỉ - (longnguyenex)

Đốt để tàu thuyền biết mà tránh. Để tối thui sao mà đưọc - (Minh Vuong Nguyen)

Có thể là do họ thích - (huỳnh trực)

Để đốt các khí đồng hành trong mỏ dầu. Trong mỏ dầu phần lớn là dầu mỏ còn có một lượng các khí khác người ta gọi là khí đồng hành. Các khí này rất độc đối với con người và môi trường nhưng lại dễ cháy. Khi khai thác dầu các khí này cũng bay lên theo ống hút dầu. Do không thu sử dụng chúng nên để đảm bảo môi trường và sức khỏe tốt nhất là đốt nó. Like. - (phu.tv.cbsxdh1)

Nói đơn giản, để đưa khí hay chất lỏng vào bờ, cần có áp lực nhất định, NẾU ÁP LỰC vượt mức thì van an toàn mở ra chấp nhận cho một lượng khí ra ngoài, và đê rbaro đảm Lượng khí thải đó ko ảnh hưởng xấu, gây mất an toàn cho giàn khoan thì Họng khí thải phả để vượt hẳn lên cao và phải ĐỐT - (Văn Bình)

Là để cho đẹp và an toàn - (Ngoc Doanh Vu)

1. Tại sao phải có ngọn đuốc:
Các hoạt động khai thác, xử lý dầu khí nói chung đều phải có một ngọn đuốc (flare/ faken). Chức năng ngọn đuốc này phải luôn được đốt cháy để đảm bảo các dòng khí thừa trong các bình tách tại gian khai thác, tàu xử lý dầu ( FPSO) mà thu gom không hết (còn gọi là khí đồng hành) , khí phát sinh do có sự cố ( nếu có),...phải được dẫn lên cao và được đốt cháy nhằm đảm bảo an toàn. Bạn hãy hình dung nếu không thiết kế như vậy, các loại khí này sẽ tích lũy thành một đám khí gas xung quanh giàn khai thác, tàu xử lý dầu (nếu không có gió) thì sẽ rất nguy hiểm, gây cháy nổ nếu có tia lửa điện và/ hoặc nhiệt... phát sinh.
2. Tại sao phải đốt liên tục:
Mặc dù, cứ cho là không có sự cố, không có hoặc có rất ít khí đồng hành nhưng phải luôn duy trì, cũng cấp một lượng khí thích hợp đủ để duy trì ngọn lữa " có sẳn" chứ không phải cần thì mới" mồi".
3. Tận dụng khí đồng hành:
Hiện nay khái niệm " Khí Điện Đạm" đi chung bghĩa là ngoài việc kết nối mỏ để tận thu khí ( không đốt hết khí" mà kết nối với các đường ống của những công ty điều hành, những giàn xhỉ khai thác khí để mang về cũng cấp làm nguyên liệu sản xuất phân đạm, chạy máy phát cấp điện.

- (Tran Thanh Quang)

Cái này là để mấy ae ngoài giàn câu mực ấy mà. - (Hd)

Thì cũng phải phân biệt chất lỏng hút lên là dầu hay nuớc chứ. Đốt ko cháy thì nhất định là nuớc rồi. - (mr bt)

0