09/06/2018, 23:07

Tại sao bánh trước máy bay chỉ có một hàng? - Câu hỏi hay

Tại sao bánh trước máy bay chỉ bố trí thành một hàng, mà không phải hai hàng như thiết kế của ôtô? (Thành Trung). Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây ...

Tại sao bánh trước máy bay chỉ bố trí thành một hàng, mà không phải hai hàng như thiết kế của ôtô? (Thành Trung).

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Kiềng '3 chân' chứ ko phải 4 chân sẽ giúp máy bay luôn ở trạng thái thằng bằng nhất khi hạ cánh. ^^ - (Đỗ Duy Tân)

Vì trọng lượng của máy bay tập trung ở phần thân, nơi có cánh chứa nhiên liệu và động cơ nên phần thân cần phải có ít nhất là 2 hàng bánh (1 số máy bay cỡ lớn còn có đến tận 4 hàng bánh) để chịu lực. Trong khi đó phần đầu máy bay nhẹ hơn rất nhiều so với phần thân nên chỉ cần 1 hàng bánh là đủ chịu lực. Tất nhiên nếu muốn anh có thể làm 2 hàng nhưng sẽ rất tốn diện tích và làm phức tạp thêm thiết kế máy bay. Có 1 trường hợp ngoại lệ của máy bay với 2 hàng bánh trước sau được thiết kế như ôtô, đó là pháo đài bay B-52 nổi tiếng. Có thể google để biết thêm. - (Bach Duong)

Bánh trước của máy bay là loại bánh có trục xoay 360 độ và chỉ có một bánh lý do là để khi máy bay bò trên đường lăn (khi chuẩn bị cất cánh hoặc chạy trên đường lăn để vào sân đỗ sau khi hạ cánh) , phi công sẽ điều khiển quẹo trái hay quẹo phải sẽ rất dễ dàng. - (trongdao_teen)

Bánh trước chỉ có tác dụng rẽ trái hay rẽ phải khi máy bay đang đi chậm ( taxi) thôi. Còn khi máy bay đang lấy đà cất cánh thì do lực đẩy phản lực lúc đó rất mạnh, toàn bộ thân máy bay ngay lập tức ngóc lên một góc khoảng 4-5 độ rồi, lúc đó bánh trước gần như không chạm đất, máy bay sẽ dùng cánh đuôi để căn chạy thẳng trục runway. - (Le Minh)

Thứ nhất là mũi máy bay không có chổ để xếp hai càng, thứ hai là không cần thiết, thứ ba là tăng lực cảng khi cât cánh. - (Dat Nguyen)

Theo mình nghĩ thì như sau: 1. 2 cặp bánh sau đã được cân cho bằng với nhau rồi, vì xem phim thì thấy có bộ cân ở đó nên chắc nó chuẩn lắm. 2. Bánh trước là bánh dẫn mà khi máy bay bay lên thì nó ngẩng đầu lên nên làm cho nó giảm khối lượng dễ lên :D 3. 3 điểm thì tạo 1 mặt phẳng ổn định hơn. - (Phạm Đức Dũng)

Tại vì nó quá dài nếu 2 hàng sẽ tạo góc rộng, khó rẽ. - (Philip Viet)

Cất cánh hay hạ cánh thì bánh sau cũng là nơi chịu lưc nhiều nhất và giữ thăng bằng cho máy bay (chạm đất đầu tiên và cất lên cuối cùng).  - (Ngọc Hưng)

khi máy bay dừng ở bãi đổ thì bánh trước vẫn chịu được trọng lực của máy bay, còn khi máy bay cất cánh thì nhờ lực đẩy của động cơ phản lực nên trọng lực tập trung chủ yếu ở bánh sau, còn khi hạ cánh thì hai bánh sau cũng tiếp đất trước. Vì vậy bánh trước của máy bay chỉ có 1 hàng nhằm giảm lực cản khi máy bay cất cánh, dễ điều khiển trên đường lăn và giảm diện tích chiếm chỗ, trọng lượng của máy bay. - (thuanmeo0510)

vì nếu 2 bánh xe, lỡ bể 1 bánh thì máy bay sẽ chao nghiêng - (Bran Trần)

Nếu mình đặt câu hỏi như bạn thì mình sẽ trả lời như sau:
1/Bánh trước chỉ để điều hướng khi máy bay chạy dưới mặt đất, một hàng bánh sẽ dễ dàng hơn cho việc này. Rõ ràng là chuyển hướng xe máy dễ hơn oto nhiều.
2/Trọng lực khi máy bay tiếp đất dồn vào bánh sau (bánh này tiếp đất trước)
3/ Đặc thù của máy bay là chỉ dúng bánh khi chuyển, đậu trên mặt đất hay chạy đà (cất cánh) và tiếp đất khi hạ cánh. Còn khi bay thì nó thu càng và bánh vào trong thân, do đó 1 bánh nếu hoạt động tốt thì sẽ giảm được cả chi phí sản xuất hệ thống chứa càng và bánh khi bay (1 dễ dàng hơn 2), vận hành hay trục trặc cũng giảm đi 1/2.
4/ Rõ ràng là với máy bay, nhìn vậy sẽ đẹp và 'duyên dáng' hơn! Thử tưởng tượng xem nếu có 2 bánh như o tô thì trông sẽ ra sao nhỉ? - (Quang)

Xin chào: mình không là phi công, cũng không học hàng không, nhưng mình nghĩ là: 1. Ba điểm tạo thành mặt phẳng, như vậy kết cấu ba điểm là tối ưu nhất, cho phép máy bay hạ cánh ở các góc độ khác nhau. 2. Không nhất thiết luôn luôn là một bánh phía trước, nếu bạn tìm hiểu, các máy bay ngày xưa, hầu hết là hai bánh trước và một bánh sau đuôi. 3. Một bánh trước dễ lái hơn. 4. Giảm lực cản khi cất và hạ cánh 5. Kết cấu tiện lợi, dễ gấp vào, còn phía sau thì có khoang bụng và cánh, nên có nhiều chỗ đễ thiết kế hơn. - (quocvinh)

Ờ đúng rồi đó,giải thích như bạn bên dưới là chính xác đó :D - (người Việt)

máy bay hoạt động giống loài chim, mà chim thì 2 chân nên vì sao thì bạn tự hiểu nhỉ. :)) - (Viet Hung)

có những điều không thể giải thích được bằng lý thuyết mà phải bằng thực nghiệm; trong quá trình chế tạo vàthí nghiệm thì có thể là với 3 bánh thì nó ổn định hơn - (carolkenedy)

Ở đầu máy bay có thêm hai phi công rồi, nên giảm bớt hai bánh thì đầu nhẹ hơn đuôi, máy bay dễ cất và hạ cánh - (Dinh Thin)

Chắc có lẽ làm 2 hàng sẽ tốn kém chi phí hơn 1 hàng. hehehehe - (Hải Âu)

nguyên tắc vật lý mà,đây chính là dạng cân bằng bền , một càng trước và cấu tạo kiểu bánh xe lệnh về phía sau của bộ càng trước luôn giúp máy bay khi hạ cánh chạy thẳng nếu không có tác động của phi công - (dân kỹ thuật hàng không)

Toàn thầy bói xem voi. - (111635788)

Khi hạ cánh hai bánh sau xuống trước, bánh trước xuống sau, phần sau trọng lực lớn cần hai bánh để giữ thăng bằng. Một bánh trước mới di chuyển máy bay trái phải được - (ngô minh đức)

Vì lốp máy bay đắt hơn lốp ôtô, làm thế cho nó đỡ tốn kém - (quantran)

Đề nghị làm chân cho máy bay cất cánh như chim. - (superman300000kmps)

Đơn giản nó cũng giống như chiếc xe 3 bánh thôi! - (Nguyễn Cao Đỉnh)

khi đáp , 4 bánh sau chịu lực tác động rất lớn , nếu bánh sau mòn hoặc nứt còn bị nỗ . Bánh trước chỉ để lái và hạ mũi xuống và trọng tải phần đầu ít hơn phần thân . Cho nên phần sau cần ít nhất 4 bánh ( máy bay thương mại) , phần đầu chỉ cần 1-2 bánh là đủ . Làm gì cho nhiều, tốn tiền thay bánh xe :) - (vuclt)

Ý tưởng từ xe lam, không phải ô tô - (khải)

Vì cơ chế cất hạ cánh của máy bay cánh bằng cần bánh sau ở gần trọng tâm, phần lớn trọng lực dồn vào bánh sau nên bánh trước không cần lớn. Việc đổi hướng thì ngoài bánh trước còn lái đuôi nữa (rudder). - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)

Tiết kiệm đó bạn a.Vì chủ yếu là nó bay chứ đâu có chạy. - (haiken310)

Nhiều loại máy bay, đều là loại có tốc độ nhỏ, như An-2 có 2 bánh phía trước, 1 bánh lái phía sau nhé! - (Xuan Hao Tran)

1 bánh đỡ gặp phải đinh tặc. Càng nhiều bánh càng tăng tỷ lệ cán đinh tặc - (Tu Phuong)

THỰC RA THÌ K CÓ GÌ KHÓ HIỂU CẢ, KHI MÁY BAY HẠ CÁNH THÌ PHẦN NÀO CHẠM ĐẤT TRƯỚC SẼ ĐÒI HỎI ĐỘ CÂN BẰNG ỔN ĐỊNH CAO. CÁC MÁY BAY CỔ NGÀY XƯA NHƯ BF109, SPITFIRE, ILs, ... ĐỀU CÓ HỆ 2 BÁNH ĐẰNG TRƯỚC VÌ PHẦN ĐÓ CHẠM ĐẤT TRƯỚC. MÌNH KHÔNG NGHĨ CÓ SỰ LIÊN QUAN ĐẾN CẤT CÁNH. - (Do Quoc Huan)

Vì khi cất, hạ cánh trọng lực của máy bay dồn hết về phía sau nên phải bố trí nhiều bánh để đủ chịu được lực tác dụng. Việc bố trí một hàng bánh phía trước cũng giúp dễ điều khiển chuyển hướng khi vận hành ra vào trên sân bay và đường băng - (ho nam)

Vì 3 điểm thì luôn luôn tạo được một mặt phẳng. - (QUOC VU)

Hàng ở đây theo ý bạn có phải là mỗi bên 1 bánh chứ k phải 1 càng ở giữa đúng k? - (Nguyễn Anh Tuấn)

Máy bay là phương tiện di chuyển chủ yếu bàng cách, chân của nó thiết kế đủ để di chuyển và chịu tải trọng khi cất, hạ cách trên 1 đường thẳng thôi, còn di chuyển dưới đất nhiều khi còn phải nhờ xe kéo chuyên dụng nữa - (khackydn)

Thứ nhất để giảm ma sát khi cất cánh. Thứ hai để giảm trọng lượng. Thứ ba vì máy bay hoạt động chủ yếu trên đường thẳng nên không cần thiết phải bốn bánh. - (Lê Anh)

Khi máy bay tiếp đất nó có một vận tốc rất lớn và có một năng lượng cực lớn dưới dạng động năng, mặt khác khi máy bay tiếp đất không phải chiếc nào cũng giữ được độ thăng bằng giữa hai bên. Do đó người ta cấu tạo một bánh đặc ở phía trước máy bay để nó có độ linh hoạt hơn khi tiếp đất và chắc chắn sẽ an toàn hơn. - (nvthin296)

Theo tôi thì có 1 hàng thứ nhất để giảm trọng lượng . 2 là bớt dc sức cản của gió khi máy bay cất cánh. Gọn mà chắc chắn tạo cân bằng tốt nhất có thể. - (dai)

1 bánh là để tiết kiệm giá thành chế tạo!  - (batvantiensinh.jade)

hai hàng thì sẽ bị bập bênh lúc tiếp đất, do việc hai hàng không chạm đất cùng thời điểm - (Đạt)

tất cả là do thiết kế máy bay phần chịu lực chính là phần bánh sau khi tiếp đất , nên bánh trước không chịu lưc nhiều chủ yếu để cân bang khi ổn định dưới mặt đất - (Phạm ngọc Long)

không phải loại nào cũng như thế đâu nhé , hãy xem các fighter thời WW2: hai càng bánh ở trước và 1 bánh ở đuôi - (behuynhvan52)

Kiềng ba chân là chuẩn nhất! - (NguyenViet Hoang)

Do bánh lái nằm phía sau .Nếu như Ô Tô bánh lái nằm phía sau thì phí trước cũng chỉ được 1 bánh - 2 bánh sẽ mất thăng bằng lật { đỗ) ngay . - (hongan)

Đầu máy bay phải nhỏ để chống lại sức cản không khí nên chỉ đủ diện tích thiết kế 1 bánh, vị trí bánh trước phải đủ khoảng cách để mặt phẳng 3 bánh cân bằng cho máy bay khi lên và hạ cánh. Máy bay lên thẳng sử dụng cánh quạt nâng hạ khác với phi cơ nên cấu tạo khác và bánh cũng được bố trí khác - (Tuấn La)

Khá nhiều lí do:
- tiết kiệm chi phí
- phía sau có hai cái cánh nên cần share tải
- khi đáp máy bay bánh sau đáp trước ma sát lớn nên phải chia ra tránh rủi ro hỏng bánh, khi cất cánh bánh trước rời mặt đất trước mới đến bánh sau tròng tâm hướng ngược ra sau tải lớn nên cần hai bánh
- ngoài ra do phần trước may bay tiết diện khá nhỏ
Ps: thực ra những máy bay đời trước (cụ thể là thế chiến thứ 2) bạn sẽ thấy những điều ngược lại. Tuy nhiên có thể khẳng định phần cánh sẽ nhiều bánh và bánh to hơn các phần khác để share tải - (Vansuthong)

Bánh trước của máy bay có hai hàng đấy các bồ.  - (Lệnh Anh)

3 bánh là đủ cân bằng, làm gì phải 4 cho tốn kém, phức tạp đủ thứ - (khải hoàn)

Ai nói chỉ có 1 hàng ở bánh trước , nhiều loại máy bay chiến đấu hoặc ném bom ngày xưa có 2 hàng bánh trước và 1 hàng bánh sau , nhiều máy bay vận tải cũng thế (antonov 225) - (khanh2k)

để giảm trọng lượng đến mức tối thiểu - (nguyen hoang viet)

1 càng trc còn nặng huống chi càng đôi, vs ng ta đa tính áp xuất ,do nang nhiêu đó là 1 càng chịu đc.và 1 càng dể bẻ lái khi máy bay chạy vào bãi đậu,và ngc lại, máy bay dài vậy và lái như oto ko biết chổ nào cho đủ quay đầu... - (thoitranghili)

Lý do có 1 bánh trước là khi cất cánh và hạ cánh lưc ma sát ít hơn, nên khi cất cánh giảm trong lương phia trước , 2 bánh sau vừa thăng bằng, vừa là lực đẩy bay lên - (namldnt)

Bánh trước máy bay là bánh lái, nó phải được trang bị hệ truyền động cơ khí cộng với việc chia xẻ lực truyền hoặc bố trí riêng một động cơ điện, hộp giảm tốc để xoay bánh quanh trục chống của bánh trước rất phức tạp và tốn kém, nên làm càng ít, càng đỡ tốn kém. - (nhan)

Tối ưu hóa về kinh tế, công nghệ, an toàn và vận hành. Vì thế hàng không là ngành kỹ thuật cao. - (joukowski)

0