28/05/2017, 20:56

Suy nghĩ về tầm quan trọng của tự phê bình

Đề bài: Trong bài Tự phê bình, đăng trên báo Nhân Dân số 176, ngày 10/4/1954, Bác Hồ có viết: “Dao có mài mới sắc Vàng có thui mới trong Nước có lọc mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ”. Suy nghĩ của anh (chị) về tầm quan trọng của tự phê bình. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. Về kĩ năng ...

Đề bài: Trong bài Tự phê bình, đăng trên báo Nhân Dân số 176, ngày 10/4/1954, Bác Hồ có viết: “Dao có mài mới sắc Vàng có thui mới trong Nước có lọc mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ”. Suy nghĩ của anh (chị) về tầm quan trọng của tự phê bình. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI A. Về kĩ năng Học sinh biết cách làm bài văn NLXH, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận hợp lí để làm bài. B. Về kiến thức * Giải thích khái niệm tự phê bình: Tự phê bình là tự nhận thức, tự ...

Đề bài: Trong bài Tự phê bình, đăng trên báo Nhân Dân số 176, ngày 10/4/1954, Bác Hồ có viết:

“Dao có mài mới sắc

Vàng có thui mới trong

Nước có lọc mới sạch

Người có tự phê bình, mới tiến bộ”.

Suy nghĩ của anh (chị) về tầm quan trọng của tự phê bình.

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Về kĩ năng

Học sinh biết cách làm bài văn NLXH, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận hợp lí để làm bài.

B. Về kiến thức

* Giải thích khái niệm tự phê bình: Tự phê bình là tự nhận thức, tự nhìn nhận đến đánh giá đúng bản thân.

* Tại sao phải tự phê bình? Bởi mỗi người rất khó tự kiểm soát, đánh giá đúng hành vi và khả năng của chính mình. Thông thường mỗi người thường bị chính “cái tôi” cá nhân lấn át nên khó nhìn nhận đúng về chính minh. Điều đó dễ sinh ra tính tự thoả mãn, tính kiêu ngạo, bảo thủ.

* Vai trò của tự nhận thức, tự phê bình đối với mỗi người:

– Giúp cho cá nhân mỗi người nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân.

– Nhận ra được những sai lầm, hạn chế mà chúng ta mắc phải để kịp thời sửa chữa. 

– Tự phê bình và phê bình có mối quan hệ với nhau: Khi chúng ta chưa tự phê bình, tự nhận thức thì ta chưa thể nghe lời phê bình của người khác. Và khi chúng ta tự phê bình được chính mình thì mới có thể phê bình người khác.

– Đối lập với tính tự phê bình, tự nhận thức là tính kiêu ngạo.

– Muổn nhận thức được và đánh giá được khả năng của bản thân thì phải thông qua hoạt động thực tiễn. “Một con người khó có thể nhận thức được chính mình, Đó không phải là việc làm của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình” (Gớt)

* Chứng minh – bình luận:

– Chứng minh: Trong cuộc sống nhiều người không biết tự phê bình, kiểm điểm, dẫn tới sai lầm (dẫn chứng). Hậu quả sẽ khôn lường nếu không biết tự phê. Ngược lại những người biết tự phê sẽ có cơ hội để thành công.

– Bình luận: Không phải ai cũng dám tự phê, tự nhận ra những sai sót của bản thân. Có người biết sai lầm nhưng vẫn vi phạm, họ bất chấp luân thường đạo lí, bất chấp pháp luật…

– Tự phê bình không đồng nghĩa với tự hạ thấp bản thân, cũng không có nghĩa làm cho chúng ta chỉ nhận ra những khuyết điểm để nản chí. Mà bản chất của phê bình là tiến bộ. 

TRẦN THỊ VIỆT HẰNG

GV. THPT Quỳnh Lưu 4 – Quỳnh Lưu – Nghệ An

Từ khóa tìm kiếm

  • dao có mài mới sắc vàng có thui mới trong
  • trong bài tự phê bình đăng trên báo Nhân Dân số 176 ngày 10 tháng
  • trong bài tự phê bình trên báo nhân dân số 176 bac hồ có viết:
  • Suy nghĩ của anh chị về tầm quan trọng của tự phê bình
  • suy nghi ve phe binh va tu phe binh
  • suy nghĩ của em về phê bình và tự phê bình
  • người có phê bình và tự phê bình mới tiến bộ
  • nghi luan ve tu phe binh
  • nêu suy nghĩ của em về tầm quan trong từng phê bình trong cuộc sống
  • viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của tự phê bình
0