28/05/2017, 20:56

Khiếm khuyết tâm hồn

Đề bài: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuỵêt tâm hồn, đó là mầm tai hoạ, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nêu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”. ...

Đề bài: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuỵêt tâm hồn, đó là mầm tai hoạ, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nêu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”. (Theo báo Văn nghệ Trẻ ngày 16 tháng 77 năm 2008) Suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự trên ? GỢI Ý A. Về kĩ năng Sử dụng phối họp các thao tác lập luận như ...

Đề bài: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ Trẻ: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuỵêt tâm hồn, đó là mầm tai hoạ, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nêu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”.

(Theo báo Văn nghệ Trẻ ngày 16 tháng 77 năm 2008)

Suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự trên ?

GỢI Ý

A. Về kĩ năng 

Sử dụng phối họp các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận… để làm rõ nội dung và bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc, thấm thía nhất về điều Nguyễn Ngọc Ký tâm sự; chọn được tấm gương những con người vượt lên khiếm khuyết cơ thể để sống có ích, có tâm hồn cao đẹp, diễn đạt có cảm xúc, lập luận có sức thuyết phục.

B. Về kiến thức

* Làm rõ lời tâm sự:

+ Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiện… Người dị tật, tàn tật, khuyết tật… là những người khiếm khuyết trên cơ thể. Khiếm khuyết trên cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lục… Nó không đáng sợ. Những người tình cảm lệch lạc, hẹp hòi, hời hạt, tâm hồn đen tối, tù túng, yếu đuối… là người khiếm khuyết tâm hồn. vô hình nên khó sửa chữa và dễ dẫn con người đến hành vi xấu xa, tàn bạo, độc ác… Nó là mầm tai hoạ nên thật đáng sợ.

+ Bằng cách so sánh khiếm khuyết trên cơ thể với khiếm khuyết trong tâm hồn, Nguyễn Ngọc Ký đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với con người.

* Suy nghĩ về lời tâm sự:

+ Suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của đời sống tâm hồn: Tâm hồn trong sáng, cao đẹp, lành mạnh… có tác động tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách con người, góp phần xây dựng xã hội thân thiện, nhân ái, ưu việt… Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần của mỗi con người nghèo nàn, lệch lạc…, sự đố kị, tính đa nghi, cổ chấp, thói ích kỉ, bệnh vô cảm và các hành vi bất nhân, tội ác dễ dàng hình thành. Mất tâm hồn sẽ mất nhân cách… 

+ Suy nghĩ về việc nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay: Thời đại cồng nghiệp hoá – hiện đại hoá dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc bồi dưỡng đời sống tâm hồn. Hậu quả là xuất hiện trong xã hội lối sống bệnh hoạn, những hành vi tội ác, những con người thiếu nhân cách… Bồi dưỡng, nuôi dưỡng ngọn lửa tâm hồn là việc làm cần thiết của mỗi cá nhân, của từng gia đình và của toàn xã hội.

* Rút ra bài học: Rèn luyện tu dưỡng hướng tới sự phát triển hoàn thiện: khoẻ mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn là việc làm cần thiết của tuổi trẻ ngày nay. 

ĐỖ THANH THÚY

GV. THPT chuyên Thái Bình – TP. Thái Bình

 

Từ khóa tìm kiếm

  • khiếm khuyết tâm hồn là gì
  • khiem khuyet tam hon
  • nghị luận về khiếm khuyết tâm hồn
  • nghi luan xa hoi khuyet tat tam hon mơi dáng so
  • nguyễn ngọc ký con người ta chỉ sở khuyếm
  • Nhà giáo nguyễn ngọc kí con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn người không khiếm khuyết Suy nghĩ về lời tâm sự
  • Nhà giáo nguyễn ngọc kí người viết bằng chân tâm sự trên bán văn ngệ từ còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đúng sở nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người ko khiếm khuyết suy ngĩ của em
  • những người khiếm khuyết tâm hồn
  • nlxh con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn
  • Suy nghĩ về câu Khiếm khuyết là cơ hội
0