25/05/2018, 09:52

Song tử diệp và đơn tử diệp

TỬ DIỆP VÀ ĐƠN TỬ DIỆP Thực vật hột kín là một BTTV với GTTV nằm trong hoa của chúng Các nhà sinh học thực vật phân biệt hai lớp: song tử diệp và đơn tử diệp dựa vào một số đặc điểm phân ...

TỬ DIỆP VÀ ĐƠN TỬ DIỆP

Thực vật hột kín là một BTTV với GTTV nằm trong hoa của chúng

Các nhà sinh học thực vật phân biệt hai lớp: song tử diệp và đơn tử diệp dựa vào một số đặc điểm phân loại sau:

* Số lượng tử diệp của phôi trong hột: một tử diệp (lớp đơn tử diệp) và hai tử diệp (lớp song tử diệp).

Thực vật hột kín đã chiếm ưu thế trên đất liền khoảng 130 – 160 triệu năm và hiện có khoảng 235.000 loài thực vật có hoa đang sống. Hầu hết lương thực, thực phẩm của chúng ta đều bắt nguồn từ hàng ngàn loài cây có hoa đã thuần hoá thành cây trồng trọt, trong số nầy có các loài có rễ củ như củ cải đường, cà rốt; thân củ như xu hào, khoai tây; quả như táo, cam, dưa, đào, dâu; …

* Rễ, thân, lá, hoa ở cây song tử diệp và đơn tử diệp rất đặc trưng cả hình dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong.

- Hầu hết thực vật hột kín thuộc lớp song tử diệp gồm hầu hết các loài cây bụi và cây thân gỗ (trừ nhóm cây lá kim của Khoả tử / Hột trần) là những cây khai thác lấy gỗ xây dựng, cây trang trí và cây thực phẩm cho con người.

- Có khoảng 65.000 loài cây thuộc nhóm đơn tử diệp bao gồm các loại lan, tre, trúc, hành tỏi, dừa cọ, các loài cỏ … Hầu hết lá có gân song song; hệ rễ chùm, các bó mạch trong thân sắp xếp theo hướng toả tròn và lộn xộn; hoa mẫu ba.

Câu hỏi: 1. Hãy định nghĩa các thuật ngữ: hoa, tâm bì, hoa tự, tiền khai hoa, cách đính noãn.

2. Vì sao người ta nói "các thành phần của hoa do lá biến đổi thành"? Hãy giải thích

và chứng minh.

3. Hãy giải thích: cây đơn tính đồng chu, cây đơn tính biệt chu.

4. Vì sao ngành thực vật có hoa còn được gọi là ngành hột kín?

5. Mô tả sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.

6. Mô tả chu trình sống của thực vật có hoa qua hình vẽ.

7. Đặc điểm và sự khác nhau của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ côn trùng 8. Hột ở giai đoạn "miên trạng" có giống sự "miên trạng của gấu" ngủ đông không?

Hãy giải thích.

9. Phân biệt sự nẩy mầm thượng địa và nẩy mầm hạ địa. Ngoài ra, còn cách nẩy mầm

nào khác của hột không?

10. Hột quang khởi là như thế nào?

11. Một số hột có cấu tạo đặc biệt nên cũng cần những điều kiện đặc biệt nẩy mầm.

Hãy giải thích và cho một vài ví dụ chứng minh.

12. Có mối tương quan nào giữa bầu noãn mang tiểu noãn và quả bì mang hột không?

13. Thế nào là một giả quả, giả quả kép?

14. Thực vật phát tán bằng bào tử và thực vật phát tán bằng hột, loại thực vật nào ưu

thế hơn? Vì sao?

0