25/05/2018, 09:52

Giao tiếp của DTE và DCE đồng bộ

Về phương diện thực hiện sự đồng bộ giữa máy thu và phát trong một hệ thống thông tin hai chế độ truyền bất đồng bộ và đồng bộ có những điểm khác biệt : - Chế độ truyền bất đồng bộ : để phát bản tin người ta phát đi từng ký tự một và ...

Về phương diện thực hiện sự đồng bộ giữa máy thu và phát trong một hệ thống thông tin hai chế độ truyền bất đồng bộ và đồng bộ có những điểm khác biệt :

- Chế độ truyền bất đồng bộ: để phát bản tin người ta phát đi từng ký tự một và sự đồng bộ được thực hiện cho từng ký tự này bởi các bit Start và Stop thêm vào trước và sau mỗi ký tự . Xung đồng hồ được tạo ra một cách riêng rẽ ở máy thu và máy phát. Như vậy, sự đồng bộ được thực hiện chính xác khi tần số xung đồng hồ ở máy thu hoàn toàn đúng với tần số xung đồng hồ ở máy phát, nếu không tin tức nhận được sẽ có lỗi.

- Chế độ truyền đồng bộ: để phát một bản tin người ta xem nó là một khối và phát đi một lần cả khối đó, sự đồng bộ được thực hiện bằng cách cho máy phát phát kèm theo tín hiệu dữ liệu các xung đồng hồ mà máy thu khi dò ra sẽ dùng để đồng bộ tín hiệu ở máy thu. Thực tế, việc này chỉ được thực hiện khi hệ thống thu phát khép kín về mặt vật lý, hay nói cách khác máy phát và thu phải ở gần nhau. Khi máy phát không thể gửi riêng tín hiệu xung đồng hồ tới máy thu thì ở máy thu phải có mạch tách bit thời gian từ chính tín hiệu dữ liệu để thực hiện sự đồng bộ.

Ở máy thu đồng bộ, ngoài việc dò tín hiệu đồng bộ ra, máy thu phải biết phân biệt được ranh giới của mỗi ký tự để việc phục hồi bản tin không bị lỗi.

Ta thấy việc thực hiện giao thức bất đồng bộ tương đối đơn giản, giá thành thấp nhưng hiệu quả không cao. Giả sử để phát một ký tự mã ASCII thì phải dùng ít nhất 9 bit (7 bit ký tự, 1 bit start, 1 bit stop), thì tỉ lệ hao là 2/9 = 0,22=22%. Trong khi đó, tỉ lệ này trong chế độ đồng bộ là rất thấp, khoảng vài %.

Như vậy, chế độ truyền bất đồng bộ chỉ thuận lợi khi phát những bản tin ngắn và với vận tốc thấp (<1200 bps). Và chế độ truyền đồng bộ tỏ ra ưu việt hơn khi phát những bản tin dài với vận tốc cao hơn (>1200 bps). Dùng với các Modem âm tần, phát đồng bộ có thể đạt vận tốc 9600 bps.

Chương này đề cập đến các giao thức đồng bộ, khảo sát vài IC LSI thực hiện việc phát nối tiếp đồng bộ thông dụng và cuối cùng sơ lược qua các phương pháp kiểm tra hệ thống thông tin.

Trong chế độ truyền đồng bộ, máy thu phục hồi xung đồng hồ từ dòng dữ liệu nhận được. Chuẩn giao tiếp RS-232 và RS-449 có các đường dành cho xung đồng hồ liên lạc giữa các cặp thiết bị đầu cuối (DTE) và modem (DCE).

Bảng 6.1 cho biết nơi nhận dữ liệu và các chân liên hệ của hai chuẩn giao tiếp nói trên

Bảng 6.1 Các chân truyền tín hiệu đồng bộ của RS-232 và RS-449

RS-232 RS-449
Ký hiệu Chân Tên Ký hiệu Chân Tên
TCLKRCLKETCLK 151724 Trans. clock (từ DCE)Receive Clock (từ DCE)Ext trans.clock (từ DTE) STRTTT 6 & 238 & 2617 & 25 Send timing (từ DCE)Receive timing (từ DCE)Terminal timing (từ DTE)

Khi sử dụng modem, đồng bộ thu thường được cấp từ modem (DCE) tới thiết bị đầu cuối (DTE). Tuy nhiên xung đồng hồ có thể phát sinh từ modem hoặc từ DTE (Các IC tạo thành modem và IC giao tiếp đều có mạch tạo xung đồng hồ) và việc điều khiển có thể thực hiện riêng rẽ ở cả máy thu và phát hoặc thực hiện theo cả hai chiều với một xung đồng hồ duy nhất. (H 6.1) mô tả các khả năng kết nối mạch của RS-449 để thực hiện đồng bô.

(H 6.1a) Thiết bị đầu cuối (DTE) ở mỗi trạm thu phát điều khiển sự đồng bộ (xung đồng hồ từ DTE đến DCE theo đường TT)

(H 6.1b) Modem (DCE) ở mỗi trạm thu phát điều khiển sự đồng bộ (xung đồng hồ từ DCE đến DTE theo đường ST)

(H 6.1c) Thiết bị đầu cuối ở trạm A điều khiển sự đồng bộ theo cả hai chiều (xung đồng hồ từ DTE A đến DCE A theo đường TT, ở trạm B hai đường TT (ST) và RT nối chung lại)

(H 6.1d) Modem ở trạm A điều khiển sự đồng bộ theo cả hai chiều (xung đồng hồ từ modem đến DTE theo đường ST ở trạm A, ở trạm B hai đường ST (TT) và RT nối chung lại)

0