02/06/2017, 13:26

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự I. Kiến thức cơ bản 1.Miêu tả và biểu cảm là gì? – Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện lại các sự vật, hiện tượng một cách sinh động khiến người đọc, người nghe có thể cảm nhận và suy đoán rõ nét về sự vật, hiện tượng ấy. – Biểu cảm là cách ...

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự I. Kiến thức cơ bản 1.Miêu tả và biểu cảm là gì? – Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện lại các sự vật, hiện tượng một cách sinh động khiến người đọc, người nghe có thể cảm nhận và suy đoán rõ nét về sự vật, hiện tượng ấy. – Biểu cảm là cách bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ nên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với sự vật, hiện tượng đối với con người trong đời sống xã hội, tự nhiên. Đồng thời biểu ...

I. Kiến thức cơ bản

1.Miêu tả và biểu cảm là gì?

– Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện lại các sự vật, hiện tượng một cách sinh động khiến người đọc, người nghe có thể cảm nhận và suy đoán rõ nét về sự vật, hiện tượng ấy.
– Biểu cảm là cách bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ nên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với sự vật, hiện tượng đối với con người trong đời sống xã hội, tự nhiên. Đồng thời biểu cảm cũng là cách tạo nên sự đồng cảm đối với người đọc, người nghe.


2. Vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

– Miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc tả lại chi tiết, cụ thể các sự vật hiện tượng trong bài tự sự khiến người đọc hình dung một cách sinh động nhất về sự vật, hiện tượng ấy, gây nên hứng thú cho người đọc hơn.
– Biểu cảm trong văn tự sự cũng là một trong những yếu tố góp phần cho bài tránh được khô khan, khó gây cảm xúc đồng cảm cho người đọc, tạo được chiều sâu cho văn bản, nội dung hấp dẫn phong phú hơn.

3. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau đối với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?

– Giống: Trong cả văn tự sự, văn biểu cảm hay văn miêu tả thì miêu tả và biểu cảm cùng miêu tả hay biểu đạt thái độ của người viết.
– Khác:
+ Trong văn miêu tả, văn biểu cảm: Biểu cảm và miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính để miêu tả một cách hấp dẫn, sinh động, và thể hiện những tình cảm cảm xúc thật sâu sắc, xúc động.
+ Còn trong văn tự sự thì miêu tả và biểu cảm chỉ đóng là yếu tố phụ nhưng là yếu tố không thể thiếu. Khi miêu tả trong văn tự sự thì miêu tả rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để làm nổi lên diễn biến của một câu chuyện tự sự.


4. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự   

– Miêu tả: căn cứ vào sự hấp dẫn, diễn tả rõ rang không mơ hồ chung chung gây cho người đọc không mường tượng được đó là cái gì.
– Biểu cảm: căn cứ vào khả năng truyền đạt, tạo sự đồng cảm.

5. Ví dụ : Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời các câu hỏi

– Đoạn trích là một đoạn trích của văn bản tự sự vì nó có:
+ Nhân vật: cố gái và chàng trai chăn cừu.
+ Sự việc: một đêm nằm ngắm sao trời, cùng nhau tâm sự của cô tiểu thư và chàng trai chăn cừu.
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
+ Miêu tả: cảnh  cơ  quạnh  và  u  tịch  ,  Lúc ấy,…khe  khẽ,  “suối  reo  rõ  hơn,  đầm  ao nhen lên những đốm lửa nhỏ”, …Miêu tả được sự yên tĩnh của cảnh vật nơi đây, nơi có bầu trời đầy sao, chỉ nhe thấy tiếng suối reo, cỏ mọc, nghe thấy tiếng kêu của loài côn trùng. Không gian chỉ có hai người: cô chủ và anh chàng chăn cừu.
– Biểu cảm: “hẳn  bạn  thừa  biết”,  “tưởng đâu…”, “dường như…”,  thể hiện rõ được nỗi bang khuâng sao xuyến khi đứng trước một cô tiểu thư xinh đẹp như vậy, nhưng anh chàng chăn cừu vẫn giữ được mình.Anh cứ ngỡ cố gái đang ngồi cạnh anh chính là vì sao lung linh rơi xuống đây.
– Nhận xét về tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích: Trong đoạn trích đã sử dụng rất thành công yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp tang thêm phần sinh động, hấp dẫn, giàu chất thơ của đoạn trích.


II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

1. Chọn điền các từ vào câu tương ứng ( SGK, 1 tr 75)

a – Liên tưởng
b – Quan sát
c – Tưởng tượng

2. Đọc câu 2 ( SGK tr 75) và trả lời những câu hỏi

– Miêu tả rất cần sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, từng góc cạnh rõ của sự vật, hiện tượng cần miêu tả. Nhưng bên cạnh đó cũng cần sự liên tưởng, tưởng tượng giúp thêm phần sinh động và phong phú, có tính sáng tạo.
– Quan sát là khâu ta nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.
– Chứng minh: như trong đoạn văn mục trên thì để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt ( thị giác), tai (thính giác), bằng da thịt ( xúc giác)…

3. Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần.

– Quan sát đối tượng một cách kĩ càng, tang khả năng liên tưởng và tưởng tượng.
VD: Chúng ta không thể cảm nhận được hình ảnh, âm thanh rất đặc sắc, thơ mộng trong đoạn văn của A. Đô-đê qua sự quan sát tinh tế: trong đêm, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, tiếng suối reo nghe rõ hơn, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian…Những hình ảnh từ những trí tưởng tưởng, liên tưởng sáng tạo như “ cô nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao…”. Ngược lại nếu như không có những trí tưởng tượng, liên tưởng ấy thì làm sao có nhưng ảnh tượng như: “ cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi đến đàn cừu lớn”…

III. Luyện tập

Viết một đoạn tự sự kể về một chuyến đi trong đó có các yếu tố miêu tả, biểu cảm ( có thể là một chuyến đi du lịch, một chuyến về quê thăm ông bà, …)
Lập dàn ý như sau:
– Hoàn cảnh chuyến đi ( thời gian, không gian, mục đích,..)
– Các hoạt động chuẩn bị cho chuyến đi đó.
– Các sự việc diễn ra trong cả quá trình của chuyến đi ( đi bằng phương tiện gì, đi với ai, quang cảnh xung quanh, con đường đi qua như thế nào, có việc gì sảy ra trong chuyến đi,…)
– Cảm nhận gì sau chuyến đi đó?

0