02/06/2017, 13:23

Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ văn 8

Soan bai Nho rung – Đề bài: Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ văn 8. 1. Bài thơ có 5 phần tương ứng với 5 khổ thơ: Phần 1: tâm trạng uất hận, tức giận của con hổ lúc sa cơ Phần 2: con hổ nhớ lại một thời lừng lẫy ngày xưa lúc còn tự do, còn là chúa sơn lâm hống hách Phần 3: nhớ về cảnh núi rừng ...

Soan bai Nho rung – Đề bài: Soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ văn 8. 1. Bài thơ có 5 phần tương ứng với 5 khổ thơ: Phần 1: tâm trạng uất hận, tức giận của con hổ lúc sa cơ Phần 2: con hổ nhớ lại một thời lừng lẫy ngày xưa lúc còn tự do, còn là chúa sơn lâm hống hách Phần 3: nhớ về cảnh núi rừng Phần 4: niềm uất hận cảnh vườn bách thú chật hẹp giả dối, tầm thường Phần 5: niềm khao khát tự do và giấc mơ được trở lại rừng xanh 2. Cảnh vườn bách thú tù túng, chật ...

– Đề bài: .

1.    Bài thơ có 5 phần tương ứng với 5 khổ thơ:
Phần 1: tâm trạng uất hận, tức giận của con hổ lúc sa cơ
Phần 2: con hổ nhớ lại một thời lừng lẫy ngày xưa lúc còn tự do, còn là chúa sơn lâm hống hách
Phần 3: nhớ về cảnh núi rừng
Phần 4: niềm uất hận cảnh vườn bách thú  chật hẹp giả dối, tầm thường
Phần 5: niềm khao khát tự do và giấc mơ được trở lại rừng xanh

2.    Cảnh vườn bách thú tù túng, chật hẹp, tầm thường được thể hiện qua:
Khổ 1:
•    Khinh lũ người kia ngạo man ngẩn ngơ
•    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
•    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
=> tâm trạng uất hận, căm hờn, chán ngán của con hổ khi sống trong cũi sắt với những kẻ tầm thường, “dở hơi”

Khổ 4:
•    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
•    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
•    Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
•    Len dưới nách những mô gò thấp kém
•    Dăm vừng lá hiền không bí hiểm
•    Cũng học đòi bắt chước cảnh hoang vu
=> cảnh vườn bách thú dưới con mắt khinh bỉ, coi thường của con hổ “ôm niềm uất hận ngàn thâu” trước cảnh “học đòi bắt chước” nơi vườn thú.

Khổ 2 và 3:
•    Thuở tung hoành, hống hách
•    Cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội, bước chân dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân nhịp nhàng, vờn bóng, khiến mọi vật đều im hơi, chúa tể muôn loài, đêm vàng bên bờ suối, uống ánh trăng tan, bình minh cây xanh nắng gội, chiều lênh láng máu sau rừng

=> chốn rừng xanh hùng vĩ, rộng lớn, đầy khát khao được hoài niệm sâu sắc trong trí nhớ của con hổ- một thời oanh liệt, một thời chúa tể sơn lâm tung hoành, ngang tàn, hống hách. Lòng tự hào về quá khứ và niềm uất hận với cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng, ngột ngạt.

b) Nét đặc sắc nghệ thuật ở các câu thơ trong đoạn 2 và 3:
•    Động từ, từ láy  được sử dụng điêu luyện: gào, thét, dữ dội, lượn, uống làm nổi bật lên hình dáng cao lớn của chúa sơn lâm lúc còn tự do, vùng vẫy
•    Các hình ảnh giàu sức biểu cảm: ánh trăng, bờ suối, bình minh… được tác giả sử dụng liên tiếp miêu tả cảnh núi rừng rộng lớn, tươi đẹp.
•    Câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng khắc khoải, khát khao được trở lại chốn xưa của con hổ
•    Điệp ngữ “đâu” thể hiện sự tiếc nuối về một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ, hoài niệm.

soan bai nho rung cua the lu

c) Ở đoạn a xuất hiện cảnh đối lập, thể hiện tâm trạng uất hận của con hổ: nuối tiếc, hoài niêm về một thời oanh liệt, hiên ngang, ngang tàn, từng là chúa tể của muôn loài với “giọng nguồn hét núi” đối lập với cảnh hiện tại trong cũi sắt với bọn “gấu dở hơi”, với cảnh tầm thường, giả dối. Chính tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ: tâm trạng mất nước. mất tự do được tác giả phản ánh thông qua hoàn cảnh thực tại của con hổ.

3. Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng, nỗi lòng của mình. Khi nước ta đang dưới quyền cai trị của bọn thực dân Pháp ráo riết, kiểm soát gắt gao nền văn học của nước ta, chính vì vậy các nhà văn, nhà thơ không thể nói thẳng nỗi lòng của mình mà phải mượn lời, nói bóng nói gió, vin vào để phản ánh về thực tại. Ở tác phẩm này, thực tại của con hổ bị nhốt trong cũi sắt với những ngày tháng vô vị, trong cảnh tầm thường, giả dối, tù túng, chật hẹp dưới con mắt coi thường, khinh bỉ phản ánh sâu sắc tâm trạng của tác giả lúc bấy giờ

4. Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển quân đội Việt Ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”.

Ta thấy được ý kiến của Hoài Thanh đề cao nghệ thuật sử  dụng từ ngữ điêu luyện của Thế Lữ được ví như “những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường” qua các động từ, điệp từ, tính từ…vừa bộc lộ được cảm xúc của tác giả đồng thời làm nổi bật khung cảnh núi rừng hoang vu, bí hiểm. Sự tài năng và điêu luyện trong cách sử dụng Viêt Ngữ của Thế Lữ được thể hiện rõ qua cách bộc lộ cảm xúc mãnh liệt: “than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”, “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”, “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi”…

Nói tóm lại, “Nhớ rừng” là “khúc trường ca dữ dội” thể hiện cảm xúc mãnh liệt cũng như tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ.

0