02/06/2017, 13:17

Soạn bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh ngữ văn 12

Soạn bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh ngữ văn 12. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Hồ Chí Minh (1890 – 1969). – Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc. – Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm. – Lớn lên hoạt động cách ...

Soạn bài Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh ngữ văn 12. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Hồ Chí Minh (1890 – 1969). – Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc. – Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm. – Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam. – Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong ...

.
I.    Tìm hiểu chung.
1.    Tác giả.

–    Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
–    Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc.
–    Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm.
–    Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam.
–    Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động Người đã dùng thơ văn để đấu tranh tư tưởng với bọn giặc.
–    Hồ Chí Minh thành công trên nhiều thể loại văn học như thơ, truyện kí, văn chính luận.
–    Người được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2.    Tác phẩm.

–    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết ở chiến khu Việt Bắc khi đó Bác đang cùng ban chấp hành Đảng họp bàn dưới thuyền. Thiên nhiên và ước mơ khát khao giành được độc lập khiến cho nhà thơ cảm xúc viết lên bài thơ này.
–    Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt.
–    Bố cục: 2 phần:
•    Phần 1: hai câu thơ đầu: cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc.
•    Phần 2: hai câu cuối: nỗi lòng vị lãnh tụ.

II.    Phân tích
1.    Cảnh đẹp thiên nhiên đêm trăng nơi chiến khu việt Bắc.

–    Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa -> một so sánh hết sức hay và hợp lý.
–    Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.
->    Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.
–    Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
–    “lồng” được điệp lại hai lần nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
–    Lồng 1 -> ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
–    Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
->    Ngỡ như những bông hoa to lớn đang màu sắc huyền ảo trên mặt đất.
->    Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.


2.    Hai câu thơ cuối : nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

–    Cảnh khuya nơi đây đẹp như tranh vẽ.
–    Con người xuất hiện trong cảnh khuya ấy vẫn đang thức chứ chưa ngủ.
–    Thức không phải là để ngắm cảnh, không phải là để tận hưởng những phút giây yên bình ấy mà là vì Bác đang lo nỗi nước nhà.
–    Đất nước còn chưa yên bình, cảnh yên bình kia chỉ là khoảnh khắc Bác muốn sự bình yên ấy có thường ngày và mãi mãi kia.
->    Chính vì sự yêu thường cảnh đẹp sự yên bình mà nhà thơ muốn lo cho đất nước không còn yên bình trong khoảng khắc nữa mà ngày nào cũng là những ngày yên bình. Cảnh đẹp thì ngắm thế nhưng Bác cũng không quên làm nhiệm vụ của mình.

III.    Tổng kết

–    Bài thơ vẽ lên một bức tranh cảnh khuya thật đẹp, bài thơ ngắn gọn cảnh khuya được tả vẻn vẹn chỉ trong hai câu nhưng hiện lên thật đẹp với ánh trăng và tiếng suối đêm như thì thầm thỏ thẻ bên tai. Bốn câu thơ thôi nhưng đã chở được cả cảnh cả tình.

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai canh khuya cua ho chi minh van 12

soạn bài cảnh khuya của hồ chí minh văn 12

0