28/05/2017, 20:29

Soạn bài Ca dao hài hước lớp 10

Soạn bài Ca dao hài hước lớp 10 1. Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nân sinh sâu sắc. _Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều vô cùng khác lạ + Dẫn cưới: Chàng trai toan dẫn voi nhưng sợ quốc cấm nên đã dẫn con chuột béo để ...

Soạn bài Ca dao hài hước lớp 10 1. Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nân sinh sâu sắc. _Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều vô cùng khác lạ + Dẫn cưới: Chàng trai toan dẫn voi nhưng sợ quốc cấm nên đã dẫn con chuột béo để mời dân, mời làng. + Thách cưới: Nếu chàng trai dẫn cưới bằng con chuột béo thì cô gái cũng đáp trả vô cùng hài hước, hóm hỉnh, đó là thách cưới một nhà ...

 

1.    Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nân sinh sâu sắc.


_Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây đều vô cùng khác lạ
+ Dẫn cưới: Chàng trai toan dẫn voi nhưng sợ quốc cấm nên đã dẫn con chuột béo để mời dân, mời làng.
+ Thách cưới: Nếu chàng trai dẫn cưới bằng con chuột béo thì cô gái cũng đáp trả vô cùng hài hước, hóm hỉnh, đó là thách cưới một nhà khoai lang.

 

Ta có thể thấy trong văn hóa cưới xin ở Việt Nam xưa thường có tục thách cưới, theo đó nhà gái sẽ đưa ra những đồ vật, những vật chất nhất định. Gia đình nhà trai nếu muốn lấy cô gái về thì phải đáp ứng những lễ vật ấy. Ở đây cũng là tục thách cưới nhưng lại đầy hài hước, thể hiện được cái hóm hỉnh tự trào của người lao động nghèo.
_ Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ biện pháp nghệ thuật nói quá để tạo ra những tiếng cười có ý nghĩa. Bởi trong thực tế không có ai dẫn cưới bằng con chuột và cũng không ai thách cưới bằng nhà khoai lang.

soan bai ca dao hai huoc

 

2.    Các bài ca dao 2, 3, 4 có điểm khác biệt cơ bản so với bài ca dao 1. Bởi ở đây không phải là sự hóm hỉnh tự trào về hoàn cảnh có phần nghèo khó của mình mà châm biếm, đả kích về những người đàn ông không đáng mặt đàn ông, đó là những người đàn ông nhu nhược, yếu đuối, không đứng ra gánh vác gia đình mà chỉ biết dựa vào người vợ.
_ Các tác giả dân gian nói đến bộ phận những người đàn ông nông thôn ăn không ngồi rồi, và những người đàn bà lười biếng, xuề xòa…Thái độ của các tác giả dân gian đả kích nhẹ nhàng, chưa đến mức lên án sâu sắc.

 

3.    Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao- tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm, phê phán. Thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết ló nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của những người bình dân.

 

0