28/05/2017, 20:28

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 1. a. Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ông vốn là một vị vua tài giỏi, giàu trách nhiệm với nhân dân và đất nước. Điều này được thể hiện qua việc xây thành đắp lũy, chế ...

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 1. a. Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ông vốn là một vị vua tài giỏi, giàu trách nhiệm với nhân dân và đất nước. Điều này được thể hiện qua việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí để bảo vệ, giữ gìn non sông gấm vóc. Qua nhiều lần xây thành nhưng không thành công, An Dương Vương đã lập đàn trai giới cầu thần linh, thể hiện được tấm ...

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

 

1.  a.    Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì ông vốn là một vị vua tài giỏi, giàu trách nhiệm với nhân dân và đất nước. Điều này được thể hiện qua việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí để bảo vệ, giữ gìn non sông gấm vóc. Qua nhiều lần xây thành nhưng không thành công, An Dương Vương đã lập đàn trai giới cầu thần linh, thể hiện được tấm lòng trách nhiệm, hết lòng vì dân vì nước của ông.
Kể về sự giúp đỡ của Rùa Vàng, tác giả dân gian như muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương đối với đất nước.

 

b.    Sự mất cảnh giác của nhà vua thể hiện qua những chi tiết sau:
+ Thứ nhất là sự chấp nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy, dù biết trước đó Triệu Đà là kẻ thù lớn nhất của dân tộc, đất nước mình.
+ Thứ hai là sự chủ quan khi giao con gái mình cho Trọng Thủy và cho Trọng Thủy ở rể.
+ Thứ ba, sự chủ quan của An Dương Vương thể hiện trong sự ung dung, khinh địch khi quân địch kéo đến chân thành vẫn ngồi uống rượu, đánh cờ mà không hề biết Nỏ thần đã bị đánh tráo.


c.    Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái…nhân dân thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá công minh về công và về tội. An Dương Vương có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng cũng đồng thời là người có tội, vì chủ quan khinh địch mà để đất nước rơi vào tay của quân giặc.

 

2.    Bàn về nhân vật Mị Châu, có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật này, trong đó nổi bật lên 2 ý kiến:
+ Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
+ Mị Châu làm theo ý chồng là tự nhiên, hợp đạo lí.
Ở đây, ta có thể thấy nhân vật Mị Châu vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương vì nàng là một cô gái ngây thơ, trong sáng, một người vợ thủy chung, hết lòng tin tưởng chồng. Vì vậy mà khi Trọng Thủy muốn xem Nỏ thần, Mị Châu không hề hoài nghi mà cho Trọng Thủy xem.

 

Mị Châu cũng là người đáng trách vì nàng quá dại khờ, cả tin. Dù có yêu thương tin tưởng chồng đến đâu thì việc cho chồng xem vật báu quốc gia là việc làm quá sức nguy hiểm, dù vô tình nhưng Mị Châu đã đặt tình cảm cá nhân lên trên trách nhiệm với quốc gia, đất nước.

 

3.    Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng lại hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu chi tiết này, tác giả dân gian như muốn thể hiện sự cảm thông đối với người con gái thủy chung mà dại khờ, đồng thời cũng muốn thể hiện được tấm lòng trong sáng của nàng.


4.    Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đò Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Hình ảnh Ngọc trai- giếng nước nói về mối tình của hai người, đó là mối tình đẹp nhưng đầy bi kịch. Dù là kẻ tội đồ với dân tộc Âu Lạc nhưng trong tình cảm Trọng Thủy lại là người chân thành, có tình cảm sâu nặng với Mị Châu. Cuối truyện, vì quá thương nhớ MỊ Châu mà Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết.

 

0