28/05/2017, 20:28

Soạn bài Tấm Cám truyện cổ tích Việt Nam lớp 10

Soan bai Tam Cam – Soạn bài Tấm Cám truyện cổ tích Việt Nam lớp 10 1. Văn bản “Tấm Cám” kể về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám, đồng thời đây cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa. Sự ganh tị giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn giữa hai chị ...

Soan bai Tam Cam – Soạn bài Tấm Cám truyện cổ tích Việt Nam lớp 10 1. Văn bản “Tấm Cám” kể về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám, đồng thời đây cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa. Sự ganh tị giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn giữa hai chị em cùng cha khác mẹ; giữa Tấm và mẹ Cám là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng. Cha Tấm mất từ sớm, Tấm phải sống với mẹ con Cám. Tấm phải làm lụng vô cùng vất vả ...


1.    Văn bản “Tấm Cám” kể về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con cám, đồng thời đây cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong xã hội xưa.
Sự ganh tị giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn giữa hai chị em cùng cha khác mẹ; giữa Tấm và mẹ Cám là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng.


Cha Tấm mất từ sớm, Tấm phải sống với mẹ con Cám. Tấm phải làm lụng vô cùng vất vả trong khi Cám thì được mẹ hết lòng thương yêu. Hàng ngày Tấm phải đi mò cua, bắt ốc, người bạn duy nhất của Tấm là cá bống cũng bị mẹ con Cám giết thịt.

Vì muốn nhận sự sủng ái của nhà vua mà mẹ con Cám không từ thủ đoạn nào, ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lần khác. Cuối cùng cái ác cũng bị trừng phạt, Tấm được hạnh phúc bên nhà vua.

 

2.    Sau khi bị mẹ con Cám giết hại hết lần này đến lần khác, Tấm đã có sự hóa thân thành những sự vật khác nhau. Cụ thể như:
Chim vàng anh-> Cây xoan đào-> Khung cửi-> Quả thị
Như vậy, Tấm đã hóa thân thành đồ vật, cây cối, loài vật và cuối cùng Tấm đã trở  lại dưới hình dạng của một cô gái xinh đẹp.

 

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian để Tấm hóa kiếp thành nhiều kiếp sống như vậy. Trước hết thể hiện được quan niệm của dân gian về cái thiện trong cuộc sống, dù có bị cái ác hãm hại, vùi dập thì cái thiện vẫn tồn tại và hồi sinh mạnh mẽ hơn. Mặt khác cũng thể hiện được quan niệm của cha ông ta về quan niệm sống chết, tức là chết không phải là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.

soan bai tam cam

 

3.     Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về cách trả thù của Tấm đối với Cám. Có người cho rằng mẹ con Cám đã gây ra nhiều tội ác nên kết cục bi kịc như vậy là điều tất yếu. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng cách trả thù của Tấm với mẹ con Cám như vậy có phần tàn nhẫn, vô tình đánh mất đi hình ảnh cô Tấm hiền dịu ở phần đầu của tác phẩm.


Tuy nhiên, ta phải thấy rằng câu chuyện mà tác giả dân gian muốn truyền tải đến người đọc ở đây không phải câu chuyện về một cô Tấm hay cô Cám cụ thể mà đó còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Và trong quan niệm của người dân, thiện và ác là hai đối cực, sự tồn tại của cái này sẽ triệt tiêu cái kia nên cái chết của mẹ con Cám đại diện cho cái ác, cái xấu ở đây là điều tất yếu.

 

Hơn nữa, cái chết của mẹ con Cám phù hợp với tâm lí của câu chuyện. Tấm đã bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Sự đấu tranh mạnh mẽ của Tấm cũng là điều có thể hiểu được.

 

4.    Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện đại diện cho hai mâu thuẫn trong gia đình và xã hội:
+ Trong gia đình: quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng
+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.

 

0