02/10/2018, 00:37

Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy (dàn ý và bài làm tham khảo)

Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy (dàn ý và bài làm tham khảo) Dàn ý chi tiết 1. Mở bài Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của dân tộc. ...

Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy (dàn ý và bài làm tham khảo)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của dân tộc.

’’Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng thủy’’ trích’’Rùa vàng’’trong tác phẩm ‘’Lĩnh Nam chích quái’’-những câu chuyện ma quái ở Phương Nam.

2. Thân bài

Trong truyện, quá trình xây nỏ và đánh thắng Triệu Đà là một chi tiết ấn tượng.Việc xây thành thật khó khăn, khi thành hễ đắp đến đâu lại.

Tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn, nhưng bi kịch nước mất nhà tan, cơ đồ đắm biển sâu đã xuất hiện.Sau khi thua trận, Triệu Đà cho con là Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu, An Dương Vương vô tình đã gả con gái cho con trai Triệu Đà.

Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay nỏ làm bằng vuốt của Rùa vàng, nói dối về phương Bắc thăm cha.

Đó là một cách ứng xử thấu lí đạt tình của tác giả dân gian.Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ nổi tiếng:

‘'Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu’’.

3. Kết bài

Câu truyện kết thúc trong bi kịch.Đó là bi kịch mất nước nhà tan và cũng là bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy, một tình yêu và tham vọng.

Đề tài cho nhiều ngành nghệ thuật khai thác và đưa sức sống của nó trở nên lâu bền.

Bài làm tham khảo

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của dân tộc truyền thống không phải là lịch sử mà chỉ liên quan tới lịch sử, phản ánh lịch sử.Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ, kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đậm cảm xúc của đời thường.’’Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng thủy’’ trích’’Rùa vàng’’trong tác phẩm ‘’Lĩnh Nam chích quái’’-những câu chuyện ma quái ở Phương Nam.

Trong truyện, quá trình xây nỏ và đánh thắng Triệu Đà là một chi tiết ấn tượng.Việc xây thành thật khó khăn, khi thành hễ đắp đến đâu lại lở, xây nhiều lần thể hiện sự kiên trì và quyết tâm của một vị vua.An Dương Vương lập đàn cầu, giữ cho mình trong sạch, may mắn thay được Sứ thanh giang giúp đỡ, nửa tháng thì thành xây xong.Vừa xây thành vừa chế tạo lẫy nỏ để bảo vệ đất nước.Đó là việc làm chính đáng, đúng với trách nhiệm của một ông vua đối với dân(rùa vàng chính là hình tượng phản ảnh nguyện vọng của nhân dân).Khi xây thành xong thì vị vua có nỗi băn khoăn’’nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống’’cho thấy tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu đất nước.Hợp ý trời, vừa lòng dân nên đã được rùa vàng tặng vuốt làm lẫy nỏ à đã đánh thắng Triệu Đà.Đây là vị vua anh minh, sáng suốt, có tinh thần trách nhiệm với dân với nước.Một bài học đáng nhớ đầy kinh nghiệm đã ghi dấu:Phải luôn có sự cảnh giác, đồng thời cũng khẳng định vai trò của An Dương Vương với thái độ ngợi ca, trân trọng.

Tưởng rằng mọi chuyện sẽ ổn, nhưng bi kịch nước mất nhà tan, cơ đồ đắm biển sâu đã xuất hiện.Sau khi thua trận, Triệu Đà cho con là Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu, An Dương Vương vô tình đã gả con gái cho con trai Triệu Đà.An Dương Vương đã không nhận ra được mưu sâu kế hiểm của địch, chấp nhận cho Trọng Thủy ở rể đồng nghĩa với việc rước rắn vào nhà, nuôi ong tay áo, một phút lầm lỡ đã chủ quan, mất cảnh giác.Nguyên nhân trọng thủy cầu hôn Mị Châu cũng chỉ là vì biết bí mật về chiếc nỏ thần:mỗi lần bắn được hàng trăm mũi tên, chỉ một phát giết hàng ngàn quân địch.Khi trở thành rể, Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay nỏ làm bằng vuốt của Rùa vàng, nói dối về phương Bắc thăm cha.Nói rằng’’tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ.Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?’’.Đáp’’thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn không xiết.Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến sâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau’’.Trong lời dặn dò đã tđể lộ rõ âm mưu, nhưng vua và Mị Châu vẫn mất cảnh giác.Triệu Đà cho quân tiến đánh, An Dương Vương lại chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần nên cuối cùng thất bại và bỏ chay, Trước lời phán quyết của thần Kim Quy’’Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó’', An Dương Vương đã rút gươm chém Mị Châu thể hiện sự tỉnh ngộ, gạt tình riêng lấy phép công làm trọng.Cuối cùng vua cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển.So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì An Dương Vương không rực rỡ hoành tráng bởi An Dương Vương đã để mất nước.Một người ta phải ngước mắt lên, một người phải cúi xuống thăm thẳm mới nhìn thấy.Đấy cũng là thái độ của tác giả dân gian dành riêng cho mỗi nhân vật.Nhân vật Mị Châu mắc một sai lầm lớn khi tiết lộ bí mật quốc gia, tạo điều kiện cho Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần.Nghe lời chồng, rắc lông ngỗng để đánh dấu giúp kẻ thù truy đuổi hai cha con, tình cảm đã làm lu mờ lí trí mất rồi.Mị Châu mắc tội lớn nhưng với tấm lòng nhân đạo của nhân dân đã mình oan cho nàng, thể hiện qua lời nguyền trước khi chết:’’Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù’’.Đó là sự minh chứng cho tấm lòng trung hiếu.Qua đó thể hiệ bài học lịch sử:Phải đặt đúng mối quan hệ giữa chung và riêng, giữa việc nhà và việc nước.Với nhân vật Trọng Thủy giai đoạn đầu là gián điệp, nhưng khi Mị Châu chết, cũng là người thủy chung và nặng tình với vợ, đây là nhân vật có sự mâu thuẫn.Với nước Âu Lạc , Trọng Thủy là tên gián điệp lợi hại, kẻ đã lợi dụng tình yêu để đánh cắp bí mật của An Dương Vương, đã phản bội tình yêu trong sáng và thủy chung của Mị Châu.Thái độ của nhân dân ta đối với Trọng Thủy vừa oán giận vừa độ lượng thương xót.Hình ảnh ngọc trai đem rửa trong nước giếng, phải chăng Trọng Thủy đã được hóa giải ở thế giới bên kia?Đó là một cách ứng xử thấu lí đạt tình của tác giả dân gian.Nhà thơ Tố Hữu có đoạn thơ nổi tiếng:

‘'Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu’’.

Câu truyện kết thúc trong bi kịch.Đó là bi kịch mất nước nhà tan và cũng là bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy, một tình yêu và tham vọng.Truyện đã sử dụng cốt truyện là cốt lõi của lịch sử, sử dụng nhiều chi tiết kì ảo như Sứ Thanh giang, nỏ thần.Có sự đan xen giữa hai yếu tố tạo nên tư tưởng cảm nghĩ và giàu sức sống cho câu truyện.Tất cả đã tạo nên sức sống cho thể loại truyền thuyết, cũng là nguyên nhân khiến nó trở thành đề tài cho nhiều ngành nghệ thuật khai thác và đưa sức sống của nó trở nên lâu bền.

Đỗ Thị Thu Trang

Lớp 11A6 – Trường THPT Nghĩa Dân, Kim Động, Hưng Yên

0