02/10/2018, 00:36

Bolero là gì, nhạc Bolero là gì và có khác với nhạc Vàng, nhạc Sến không

Bolero là gì, tìm hiểu dòng nhạc Bolero là gì và liệu có khác gì so với nhạc Vàng, nhạc Sến thời xưa hay không, vì sao Bolero được mọi người yêu mến. Thực tế thì nếu không phải nhạc sĩ, hay những người có chuyên môn về âm nhạc thì rất khó để nói lên những đặc điểm của dòng nhạc Bolero và điểm khác ...

Bolero là gì, tìm hiểu dòng nhạc Bolero là gì và liệu có khác gì so với nhạc Vàng, nhạc Sến thời xưa hay không, vì sao Bolero được mọi người yêu mến. Thực tế thì nếu không phải nhạc sĩ, hay những người có chuyên môn về âm nhạc thì rất khó để nói lên những đặc điểm của dòng nhạc Bolero và điểm khác biệt căn bản giữa Bolero và nhạc Vàng, nhạc Sến.

Bolero là gì, nhạc Bolero là gì và so sánh với nhạc Vàng, nhạc Sến 2

Trong khuôn khổ bài viết này, Yeutrithuc.com chỉ nói lên khái niệm cơ bản về dòng nhạc Bolero là gì mà thôi, tất nhiên về tính chuyên môn thì không thể chuẩn xác 100% như nhạc sĩ nói được. Mà ngay trong giới nghệ sĩ cũng có nhiều tranh cãi, như ca sĩ Tùng Dường từng có phát biểu: “Già trẻ, lớn bé đắm đuối Bolero đúng là sự thụt lùi” khiến nhiều người phản ứng dữ dội.

Nhạc Bolero là gì


Không hiểu lý do vì sao người ta lại sử dụng cái tên dòng nhạc Bolero. Mà nếu nghe về loại nhạc này thì người dân Việt Nam sẽ liên tưởng ngay tới dòng nhạc Vàng, nhạc Sến ngày xưa. Trên thực tế, nhạc Bolero hiện nay là một giai điệu của dòng nhạc Vàng mà giới nghệ sĩ muốn dùng cái tên này để tránh đụng chạm tới cái tên “Nhạc Vàng” hay “Nhạc Sến” vốn gắn liền với chế độ Việt Nam Cộng Hòa thời xưa. Có khoảng thời gian, miền Bắc Việt Nam cấm nghe và lưu hành nhạc Vàng, nhạc Trịnh vì giai điệu ủy mị.

Theo Wikipedia định nghĩa, “Boléro Việt Nam (tiếng Tây Ban Nha: Bolero) là một điệu nhạc của Mỹ Latinh du nhập và phổ biến trong các bài hát tại miền nam Việt Nam từ thập niên 1950 đến nay. Hầu hết các bài hát theo điệu boléro ở Việt Nam đều mang đậm chất dân ca Nam bộ, giai điệu đều, chậm, lời ca bình dân, có vần và dễ thuộc, chủ đề đa dạng, giàu tính hình tượng và mang tính triết lý”.

Nhạc Bolero còn được được khán giả và giới nghệ sĩ Việt Nam gọi bằng nhiều cái tên như: Nhạc “sến”, nhạc “nước máy”… Những bài hát Bolero của Việt Nam mang đậm chất dân ca, giai điệu dễ thuộc, chủ đề đơn giản và mang tính triết lý. giai điệu du dương, dễ lọt tai nhưng chỉ mang tính hoài niệm.

Sự khác nhau giữa nhạc Bolero, nhạc Vàng và nhạc Sến

Nhạc vàng là dòng nhạc được ra đời trong khoảng thập niên 1960 với các ca khúc được sáng tác có giai điệu trầm buồn, đều đều (Rumba, Bolero, Chachacha,…), mang âm hưởng dân ca, nói lên tâm trạng, nỗi niềm và thường để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người nghe. Đặc trưng của dòng nhạc Vàng là lời ca giản dị, câu từ khá dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một bộ phận trong xã hội, chủ yếu là những người nghèo và tầng lớp bình dân.

Nhạc Bolero thực chất là một giai điệu của dòng nhạc vàng. Hiện nay, điệu Bolero được chia ra thành nhiều loại nhỏ.

Nhạc Bolero được đánh giá là có sức sống lâu bền với thời gian bởi có ca từ, nhạc điệu dễ tạo cảm xúc cho người nghe. Cũng có những quan điểm cho rằng các ca khúc Bolero thường mang những tâm sự có thật nên tạo cho người nghe một cảm giác đồng điệu trong tâm hồn hay tìm được hình bóng của chính mình trong bài hát.

Nhạc sến ra đời từ thập niên 1960. Dòng nhạc Sến được xuất phát từ cụm từ “Marri Sến” dùng để chỉ những người giúp việc hay con sen từ ngoài miền Bắc di cư vào và khá phổ biến ở Sài Gòn trong những năm thập niên 60 của thế kỷ trước. Nhạc sến thường được sử dụng nhiều ở khu vực miền Nam dùng để phân biệt với nhạc vàng, thường phối nhạc phương Tây sang trọng hơn. Nội dung của dòng nhạc Sến cũng gần tương tự như nhạc vàng, song ca từ rất dễ nhớ, giai điệu bằng phẳng, nhẹ nhàng dễ hát dễ học, thường hay nói đến sự chia ly, cô đơn. Tuy nhiên, nội dung của dòng nhạc sến thì không nói về đồng quê, sự nghèo khó hay kể một câu chuyện.

Như đã nói ở trên, Bolero là một điệu của dòng nhạc vàng. Việc phân chia các bài hát theo thể loại nhạc vàng (nhạc Bolero) hay nhạc sến chủ yếu dựa vào giai điệu, nội dung của ca từ và có thể là cả lối hát. Tuy nhiên, một trong những điểm khác biệt chủ yếu của nhạc vàng và nhạc sến đó chính là điệu Slow Rock của nhạc vàng. Điệu Slow của nhạc Vàng đều đều, chậm buồn, mang phong cách thính phòng và thường được hát bằng giọng Bắc chuẩn. Còn với dòng nhạc sến thường mang âm hưởng dân ca, có thể hát bằng giọng Bắc, giọng Bắc pha và sau này thường được hát nhiều bằng giọng Nam, thậm chí là giọng địa phương (chủ yếu là dân ca Nam bộ), phù hợp hơn với tầng lớp bình dân trong xã hội.

7 đặc điểm quan trọng của Bolero Việt Nam là:

1.Tính quần chúng nổi bật đáp ứng đông đảo tầng lớp dân chúng, đặc biệt là giới bình dân.

2.Tính khái quát cao, đề tài rất phong phú không hề thua kém các loại nhạc khác.

3.Nội dung lời nhạc rõ ràng, dễ hiểu (Chủ từ – Động từ – Túc từ).

4.Giai điệu dễ hát, dễ bắt nhịp.

5.Chất tự sự cao (Ballade).

6.Tính buồn đặc trưng, khác với các điệu vui tươi cùng thời như Cha Cha Cha, Twist, Fox…

7.Nội dung của ca khúc Boléro hướng đến là số phận, nỗi lòng trong đời sống thường nhật của người bình thường; tình yêu thiên nhiên với đồng quê, ruộng vườn, thôn xóm; tình yêu đôi lứa, gia đình; nỗi đau trong chiến tranh

Boléro Việt Nam có tám loại:

1.Boléro căn bản

2.Boléro đảo phách

3.Boléro rumba

4.Boléro flamenco

5.Boléro giai điệu

6.Boléro classic

7.Boléro django

8.Boléro beguine

Nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc Bolero như: Vinh Sử, Y Vũ… hay những ca sĩ ưa chuộng nhạc “sến” như: Giao Linh, Chế Linh, Hương Lan, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên…

Hy vọng bài viết của Yeutrithuc.com đã phần nào giúp độc giả hiểu khái niệm Bolero là gì và đặc trưng nổi bật của dòng nhạc Bolero là gì, có khác so với nhạc vàng và nhạc sến không. Thực ra, Bolero với nhạc vàng, nhạc Sến nghe cứ giống nhau vì giai điệu nhẹ nhàng, ủy mị. Nhưng nếu tinh tế bạn sẽ thấy sự khác nhau, trong khi Bolero thực chất là giai điệu thuộc nhạc Vàng, thường được phối nhạc tây nghe sang hơn, còn nhạc sến thì dân dã, thân thuộc và giai điệu đơn giản hơn, hướng tới tính bi lụy, ủy mị và chia ly.


0