31/05/2017, 12:50

Phân tích những đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chí Phèo

Dưới con mắt của con người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả những cái xấu như Thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt Chí. Hãy phân tích tâm trạng Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối ? Gợi ý: Nhưng cánh cửa tình ...

Dưới con mắt của con người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả những cái xấu như Thị Nở đã phũ phàng cự tuyệt Chí.

Hãy phân tích tâm trạng Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối ?

Gợi ý:

Nhưng cánh cửa tình yêu sập đóng khi Thị Nở "Trề cái môi vĩ đại trút tất cả lời bà cô lên Chí". Lúc đầu:

+ Chí ngạc nhiên.

+ Chí chợt hiểu.

Đây là quá trình diễn biến tâm trạng rất phức tạp đầy tính bất ngờ đột biến nhưng rất lô gích, đúng quy luật tâm lí. Chí ngạc nhiên vì sao mọi người không chấp nhận Chí. Chí chợt hiểu một người như Thị Nở mà vẫn không chấp nhận Chí. Rõ ràng thức tỉnh không chỉ để biết hi vọng mà còn biết tuvệt vọng, biết báo thù. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ Thị Nở được Nam Cao miêu tả chân thật, sâu sắc nhất. Đó là quá trình: Thức tỉnh hi vọng —» thất vọng -» đau đớn —» phẫn uất -» tuyệt vọng. Sau thất vọng, Chí Phèo vô cùng đau đớn. Từ đây bi kịch bị cự tuyệt làm người mới thực sự bắt đầu.

+ Chí đã thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

+ Nhưng ai cho Chí lương thiện?

+ Kẻ thù mà cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

+

Anh/chị hãy phân tích những đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chí Phèo.

Gợiý:

a)   Nam Cao đã tạo ra giọng điệu trần thuật độc đáo:

+ Kết hợp giữa đối thoại và độc thoại (đoạn đối thoại giữa Chí Phèo, Thị Nở, giữa Chí Phèo và Bá Kiến).

+ Kết hợp giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Cho nên ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi lồng ghép vào nhau (Tả buổi sáng đẹp trời và sự thức tỉnh của Chí Phèo).

b)  Đặc biệt Nam Cao có tài sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Bá Kiến, nhà văn dùng kính chiếu yêu để soi vào nội tâm đen tối của tên cáo già lọc lõi).

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao đã chứng minh cho quan điểm nghệ thuật “ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”? Anh/chị hãy bàn về ý kiến trên.

Gợi ý:

a)   Nam Cao đã làm được những điều: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa).

+ Ngô Tất Tố viết về người nông dân khốn khổ vì sưu cao thuế nặng.

+ Nguyễn Công Hoan viết về người nông dân với nạn cho vay lãi.

+ Vũ Trọng Phụng viết về người dân nghèo thành thị.

b)  Nam Cao miêu tả so phận bat hạnh của con người trên lĩnh vực miếng ăn hàng ngày (Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó. Đời thừa, Tư cách mõ).

-     Sự tha hóa của một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường cùng đầy tội lỗi không lối thoát (Chí Phèo).

-     Đặc biệt Nam Cao viết về đội ngũ trí thức nghèo qua lối sống mòn đến rỉ ra, mốc lên (Sống mòn).

-     Có lúc Nam Cao đặt nhân vật đứng trước sự lựa chọn quyết liệt (Lão Hạc). Khi lựa chọn dù phải chết nhưng càng khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ (Chí Phèo, Lão Hạc).

-     Thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ và hiện thực sâu sắc.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0