21/02/2018, 09:56

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” – Văn 11

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tuân được xem làmột trong những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám có thể nói rằng những trang văn của ông luôn hướng đến chủ nghĩa xê dịch và đi tìm cái đẹp “vang bóng một thời” trong cuộc sống. ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Huấn Cao

Nguyễn Tuân được xem làmột trong những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Trước cách mạng tháng Tám có thể nói rằng những trang văn của ông luôn hướng đến chủ nghĩa xê dịch và đi tìm cái đẹp “vang bóng một thời” trong cuộc sống. Tác phẩm độc đáo “Chữ người tử tù” chính là một tác phẩm tiêu biểu và trong đó Huấn Cao được xây dựng lên là một nhân vật – một minh chứng xác đáng cho vẻ đẹp tài hoa, thiên lương và khí phách anh hùng.

Khi viết về cái đẹp, tác giả Nguyễn Tuân luôn để cho nhân vật của mình ngời sáng lên những vẻ đẹp đa dạng/màu. Tiếp theo đó dường như chính vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao được xây dựng lên là người có tài viết chữ Hán – loại văn tự rất giàu tính tạo hình. Có thể nói rằng các nhà nho thuở xưa viết chữ để bộc lộ cái tâm, cái chí của mình bởi lẽ nét chữ là nết người. Viết chữ vì thế mà trở thành một môn nghệ thuật gọi là thư pháp, có người viết chữ thì có người chơi chữ. Người ta cũng đã thường treo chữ đẹp ở những nơi trang trọng trong nhà như trong thư phòng, phòng khách, phòng thờ ngày xưa và xem đó như một thú chơi tao nhã.

Và viết chữ Nho nhưng ở người tử tù Huấn Cao không chỉ là nhà Nho bình thường mà còn là một nhà thư pháp nổi tiếng. Dường như “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh sơn. Ngay cả viên quan quản ngục của một huyện nhỏ cô danh cũng biết rằng “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Chính vì vậy cho nên “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Và để có thể xin được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải kính cẩn mà còn phải liều mạng. Cũng chính bởi vì biệt đãi một tử tù như Huấn Cao là việc làm quá nguy hiểm, mà có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.

Có thể nói rằng chính cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao là một vẻ đẹp tài hoa khó ai có được. Không những thế thôi đâu mà qua việc trân trọng tài năng của Huấn Cao và sở nguyện tha thiết của viên quan cai ngục, tác giả đã bày tỏ sự trân trọng người tài,. Có lẽ chính cái đẹp cũng như sự luyến tiếc với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần mai một.

Không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, nhân vật Huấn Cao còn là người anh hùng có khí phách hiên ngang bất khuất. Dường như ở người anh hùng ấy dám tố cáo sự trắng trợn của triều đình, đứng lên đấu tranh chống lại triều đình phong kiến mục nát, thối rữa. Không những thế, Huấn Cao dường như không bao giờ chấp nhận sự giam cầm của bè lũ khốn kiếp cho nên ông đã từng bẻ khóa vượt ngục, vào sinh ra tử nhiều lần. Và có thể nói trong mắt của bọn lính gác, Huấn Cao là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất” nên luôn phải đề phòng. Đối với thầy thơ lại thì ông là người “văn võ đều có tài cả”, còn đối với viên quản ngục thì Huấn Cao là người anh hùng “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và quyền thế. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao được biết đến là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tử tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.

Là tử tù và cũng chỉ đợi ngày ra pháp trường nhưng Huấn Cao không tỏ vẻ gì sợ hãi, khúm núm. Trược sự thúc giục và những roi vọt của bọn sai nha, Huấn Cao vẫn thản nhiên dỗ gông nói là bị rệp cắn. Ông dường như cũng thản nhiên trước sự biệt đãi của viên quản ngục, cho rằng hắn biệt đãi mình và người đó cũng chỉ nhằm mục đích xin chữ chứ chẳng có ý tốt đẹp gì. Chính vì thế mà ngay cả khi mắng mỏ thậm tệ viên cai ngục, ông cũng chẳng sợ viên quan bỏ thuốc độc vào đồ ăn của mình. Và cho dù có như thế thật thì ông cũng chẳng vì sợ hãi mà van xin. Và với tất cả những phong thái ung dung và bất khuất như vậy, chúng ta thấy rằng Huấn Cao chính là một định nghĩa hoàn chỉnh hoàn mĩ về con người tài năng, nhân cách và uy vũ.

Dường như không những là một anh hùng, Huấn Cao còn là một con người có vẻ đẹp thiên lương trong sáng và tâm hồn cao đẹp. Nhân vật Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Và cũng không phải vì Huấn Cao kiêu ngạo mà là vì ông chỉ tặng chữ cho những ai biết trân trọng yêu quý cái đẹp, cái tài. Có lẽ chính vì thế cho nên suốt đời Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông dường như cũng đã tỏ thái độ khinh bạc khi thấy viên quản ngục biệt đãi mình vì nghĩ rằng viên quan ấy có ý đồ gì đen tối.Thế nhưn, dường như khi được thầy thơ lại nói hết về sở nguyện cao quý ấy thì Huấn Cao đã nói suýt chút nữa “ thì ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Có lẽ cảnh Huấn Cao cho chữ vì thế đã trở thành “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Trong truyện đặc sắc “Chữ người tử tù” thì dường như chính vẻ đẹp thiên lương của con người không chỉ có ở Huấn Cao mà còn có ở cả viên quan coi ngục và thầy thơ lại. Và với việc xây dựnghai nhân vật này thì “thiên lương” chính là ý thức bái phục, ngưỡng mộ và trọng dụng cái tài của Huấn Cao.

Và có lẽ trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của điều “thiện lương” chiếu rọi dường như cũng đã làm cho cái đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng giữa chốn tù ngục tối tăm. Có lẽ, chính những sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng đã làm toát lên nhân cách cao đẹp của Huấn Cao. Qua đây cũng chính là người anh hùng lý tưởng, là cái đẹp mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm. Và cũng chính lý tưởng thẩm mĩ ấy chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi đầy những bất ngờ khi kẻ tử tù trở thành người bậc trên ban phát cái đẹp, dạy dỗ cách sống, còn quan coi ngục thì lại khúm núm sợ hãi. Có thể thấy rằng chính hình tượng Huấn Cao cũng vì thế trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn; và của khí phách anh hùng đối với thói quen nịnh bợ, nô lệ.

Thông qua từng nét bút phác họa của Nguyễn Tuân, dường như nhân vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong và đĩnh đạc đã khiến cho người đọc không khỏi khâm phục và thêm phần quý trọng. Và việc có thể làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân dường như cũng đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thầy thơ lại. Đó có thể là cuộc gặp gỡ của tử tù với cai ngục nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ” vậy.

Và để có thể miêu tả Huấn Cao cũng như làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài cái đẹp cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân thật tài tình vì đã sử dụng triệt để sức mạnh của thủ pháp tương phản, đối lập. Đó có thể chính là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp cái cao cả với cái phàm tục dơ bẩn, giữa sự cho chữ và hoàn cảnh cho chữ…

Ta có thể nhận thấy ở đây chính với ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân cũng rất giàu chất tạo hình. Ông dường như cũng đã sử dụng nhiều từ hán việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của những bậc trượng phu xưa để làm tăng thêm vẻ đẹp của một thời vang bóng ở hình tượng Huấn Cao.

Có thể khẳng định rằng chính sự thành công trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là việc xây dựng nhân vật Huấn Cao tài năng cũng như một nhân cách trong sáng và khí phách hơn người. Và có thể thấy chính sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ đã cho thấy lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân và ý nghĩa tư tưởng nhân sinh sâu sắc của hình tượng.

Nguồn: Văn mẫu hay

0