21/02/2018, 09:56

Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính- Văn 11

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính Ta có thể thấy nếu như trong phong trào thơ mới Xuân Diệu tiếp thu những nét thơ hiện đại phương Tây để ông có thể làm nên những đặc sắc thơ của chính mình thì Nguyễn Bính lại giữ nguyên những giá trị truyền thống để làm nên những ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Ta có thể thấy nếu như trong phong trào thơ mới Xuân Diệu tiếp thu những nét thơ hiện đại phương Tây để ông có thể làm nên những đặc sắc thơ của chính mình thì Nguyễn Bính lại giữ nguyên những giá trị truyền thống để làm nên những phong cách của mình. Ông dường như cũng đã lưu giữ những màu sắc dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy là bài thơ đặc sắc “Tương tư’ và có thể nói bài thơ thể hiện được những trạng thái cảm xúc của những con người đang yêu nhau.

Mở đầu bài thơ đặc sắc này chính là hình ảnh nhớ mong, có thể nói nỗi tương tư tình cảm nhớ nhung ấy không thể nào khiến cho nhà thơ dồn nén được nữa, chính vì thế cho nên nhà thơ bật ngay trong những câu thơ đầu nỗi lòng mình:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Có thể nhận thấy hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông hiện lên quen thuộc, nhịp điệu như dìu dặt đưa thoi như những câu ca dao của thời xưa. Có lẽ chính tình yêu của những đôi trai gái phát sinh nảy nở giữa không gian làng quê. Đó chính là không gian của hai thôn là thồn Đoài và thôn Đông. Dường như chính hai hình ấy như đại diện thay mặt cho anh và em. Ở đây, dường như ta đã thấy phong cách nghệ thuật của nhà thơ, nhà thơ như đã không bày tỏ tình cảm một cách hiện đại như Xuân Diệu mà ông thật tài tình khi đã chọn cách thể hiện kín đáo như ca dao xưa. Không những thế thì hình ảnh của hai thôn này còn xuất hiện rất nhiều trong thơ Nguyễn Bính. Và có lẽ một người ngồi đây chín nhớ mười thương một người. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến câu ca dao “Chín nhớ mười thương” của ca dao. Với câu thơ này thì nhà thơ đã sử dụng sáng tạo câu ca dao ấy qua đó ta thấy được những nét truyền thống trong thơ Nguyễn Bính. Và cũng đồng thời thể hiện được tâm trạng nhớ thương của người con trai dành cho người con gái. Dường như cũng không dừng lại ở đó mà nhà thơ còn thể hiện được những nỗi nhớ kia qua việc so sánh việc nắng mưa của trời và chuyện nhớ thương của người đang yêu. Có lẽ như nắng mưa chính là những hiện tượng tự nhiên hàng hữu thì nỗi nhớ. Có thể thấy sự tương tư kia cũng chính là sự hằng hữu trong chính trái tim của người con trai đang yêu. Và khi yêu, đã yêu là phải nhớ, phải tương tư, nó là một quy luât như nắng mưa của trời vậy.

Và cho đến những câu thơ tiếp theo thì chúng ta lại thấy những lời trách móc của chàng trai khi thấy được thể hiện lên. Dường như những hình ảnh thân thuộc của giếng nước, gốc đa, mái đình lại xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính:

“Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Bảo rằng cách trở đò giang

Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?

Tương tư thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”

 

Có thể nhận thấy chính hai thôn ấy chung một làng mà sao nghe cách xa đến vậy, nếu mà nhớ người ta thì phải tìm đường mà sang thăm người ta thôi, chứ ai đằng này lại còn trách người ta không sang với mình. Có lẽ cũng không biết được rằng có phải cô gái không sang không hay là tại vì nỗi tương tư kia khiến cho người tương tư thấy thời gian quá dài làm cho họ tưởng rằng đã bao lâu rồi không thấy người thương sang. Mà có lẽ khi người ta đã tương tư rồi thì lúc nào cũng thấy người kia vô tâm, vô tình lắm. Trong bhững ngày qua ngày mà nhà thơ cứ tưởng là đã qua mấy mùa rồi. Chính vì buồn nhớ cho nên nhìn cảnh vật cũng như thay đổi “lá xanh đã nhuộm thành cây lá vàng” theo. Có lẽ cũng chỉ có những người tương tư mới có thể hiểu hết được tâm trạng chờ đợi người yêu đến, đó có thể là một phút mà dài tựa ba thu. Thế rồi, lúc này nhà thơ khẽ trách người yêu của mình vì nếu có cách sông thì còn không sang được huống chi đây cách có mỗi một đầu đình mà sao nghe tình cảm xa xôi quá trời. Sự trách móc rồi nhà thơ lại giãi bày những nỗi tương tư của mình. Và cũng bởi thế mà tương tư nàng nên nhà thơ mới thức trắng mấy đêm rồi. Một câu hỏi cất lên vừa là lời trách móc, vừa cũng như là lời bày tỏ tình cảm lại vừa là một câu hỏi không có câu trả lời. Tương tư đã làm cho con người thức trắng đêm không biết vì ai, cho ai, nói như thế nhà thơ nhằm thể hiện cái “ai” ở kia chính là người con gái. Dường như ta thấy được trong sự trách móc hờn giận ấy nhà thơ tự hỏi không biết đến khi nào thì hai người mới gặp được nhau. Và đặc biệt hơn chính hình ảnh bến đò trong những câu thơ tình lại hiện lên trong tương tư của Nguyễn Bính.

Với những câu thơ cuối bài cất lên như một ước nguyện chân thành với cái kết viên mãn của một lễ vu quy giản dị nhưng lại hạnh phúc:

“Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Ta như có thể thấy được chính hình ảnh trầu cau thể hiện ước nguyện đến bên nhau của nhà thơ với người con gái mình yêu. Gian giầu kia thì dường như cũng như đang chờ đợi hàng cau đến để làm nên những miếng trầu kết duyên vợ chồng. Có lẽ chính từ nỗi nhớ tương tư kia nhà thơ mong muốn được nên duyên vợ chồng với người con gái nọ. Và hình ảnh miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu như gợi ta nhớ đến sự tích trầu cau trong truyện cổ tích. Có lẽ rằng chính sự tích ấy đã mang lại những miếng trầu thật ngon thấm đẫm tình vợ chồng. Và những ét quê hương hiện lên qua hình ảnh trầu cau ấy, và cả lễ vật cho ngày cưới thiếu gì thì thiếu chứ không thể nào thiếu được trầu cau. Câu thơ đặc sắc “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” một lần nữa lại được cất lên. Chính vì như vậy mở đầu bằng nỗi nhớ thì cuối cùng nhà thơ cũng kết thúc bằng một nỗi nhớ. Và câu thơ cuối lại như trách móc rằng không biết cau thôn Đoài hay đó còn chính là người con gái kia có nhớ đến mình không hay là nhớ đến người khác.

Như vậy, qua đây qua tác phẩm này ta thấy được những tâm tư tình cảm của nhà thơ khi viết bài thơ này. Có thể nói rằng chính những hình ảnh làng quê quen thuộc với những câu thơ mang đậm chất truyền thống dân tộc và mang hơi thở của ca dao nên bài thơ cứ thế đi vào lòng người tự nhiên nhất với những giai điệu nhịp nhàng nhưng lôi cuốn. Dường như chính nỗi tương tư được thể hiện rất kín đáo và thân thương.

Nguồn: Văn mẫu hay

0