21/02/2018, 09:55

Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng- Văn 12

Đề bài: Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Quang Dũng được biết đến là một người nghệ sĩ đa tài như viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… và trong lĩnh vực nào cũng đạt được những thành công nhất định. Và có thể thấy ông thành công nhất ...

Đề bài: Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Quang Dũng được biết đến là một người nghệ sĩ đa tài như viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… và trong lĩnh vực nào cũng đạt được những thành công nhất định. Và có thể thấy ông thành công nhất vẫn là thơ ca. Và bài thơ nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của nhà thơ chính là bài thơ “Tây Tiến”, và trong bài thơ có thể nhận thấy khổ thơ thứ hai là một trong những khổ thơ hay và đặc sắc trong toàn bài thơ.

Tây Tiến được biết đến là một trong những phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947. Và dễ nhận thấy thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội. Nhiệm vụ của họ chính là phải phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới phía Tây. Vào năm 1948,thì đoàn binh Tây Tiến giải thể để thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng lúc này đây thì cũng chuyển sang đơn vị khác. Sau khi rời đơn vị cũ chưa được bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này.

Bốn câu đầu trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ dường như cũng đã mang đến cho người đọc không khí tươi vui của đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

“Doanh trại” được biết là một nơi đóng quân của Tây Tiến cũng là nơi diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Và dường như đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và như đã góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến. Có thể nhận thấy rằng từ “Bừng” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa. Đêm đêm thì dường như rừng núi thành đêm hội. Cùng với những ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa” (“Đuốc hoa” là hoa chúc – cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn). Ở đây, người đọc như thấy được hình ảnh ngọn “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, đó còn chính là niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, và cũng như là của lửa trại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã

Từ “Kìa em” trong câu thơ thứ hai dường như cũng đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của lính Tây Tiến trước vẻ đẹp yêu kiều của những cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Tác giả Quang Dũng cũng như đã phát hiện ra vẻ đẹp rực rỡ của cô gái bằng cả niềm yêu, niềm say đến cảm phục. Chàng kính Tây Tiên như đã yêu say từ vóc dáng đến trang phục. Và dường như cũng chính vì trang phục truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của các thiếu nữ Tây Bắc càng tôn vinh lên những nét đẹp, những vẻ đẹp của họ. Quang Dũng dường như cũng không khỏi không thán phục đến ngạc nhiên tr­ước vẻ đẹp ấy. “Em” như đã trở thành hạt nhân của bức tranh với vẻ đẹp xứ lạ phương xa này. Có thể thấy những thiếu nữ Mường, và đó chính là những thiếu nữ Thái, những cô gái Lào xinh đẹp, các cô gái duyên dáng “e ấp”, các cô gái xinh đẹp đã xuất hiện trong bộ xiêm áo rực rỡ. Cũng có thể như đã hiểu người lính đang đóng giả con gái trong những trang phục dân tộc rất độc đáo, và đã như tạo tiếng cười vui cho đêm văn nghệ.

Thật như vừa ngỡ ngàng nữa là tiếng khèn “man điệu”. Khèn được biết đến là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc, và loại nhạc cụ này còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” nhưn cũng tạo được những nét đặc trưng văn hoá của những con người nơi đây. Dường như để hòa vào tiếng khèn ngất ngây ấy là điệu múa Lam vông thật biết tạo lên quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ. Có thể nói rằng chính cái lạ ấy làm đắm say tâm hồn những chàng trai Tây Tiến gốc Hà Nội hào hoa, một Hà Nội huyên náo. Có thể khẳng định chính trong không khí của âm nhạc, cũng như các vũ điệu ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những ngư­ời lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó thì là cồn chính là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ xa xôi này. Chính vì thế dường như mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều tan biến. Và để thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn thơ”. Từ đó, người đọc dường như cũng có thể thấy được rằng các chiến sĩ của chúng ta dù trong những giờ phút vui vẻ, cũng như thoải mái nhất thì tâm hồn của họ vẫn luôn hướng về lí tưởng cách mạng cao đẹp cho Tổ quốc.

Và với bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc, hình ảnh Tây bắc hiện lên cứ vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Và dường như là cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

Ngư­ời đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng ng­ười trên độc mộc

Trôi dòng n­ước lũ hoa đong đưa.

Nếu như ta so với bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hoà hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung biết bao, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì trong bốn dòng thơ tiếp theo, tác giả Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương … Đó chính là một không gian bảng lảng khói s­ương như­ trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Dường như thiên nhiên Tây Bắc như cũng đã hiện lên theo chiều hướng nhẹ hoá. Có thể thấy chính cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Thật độc đáo khi hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây ko phải là sương lấp, cũng không phải là sương che hay sương phủ mà là ”Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”. Nó dường như cũng đã gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Ta có thể thấy chính đại từ ”ấy” làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương như đã hiện lên trong nỗi nhớ đã thành kỷ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng biết bao nhiêu.

Đoạn thơ như mang đậm màu sắc của hội họa. Có thể thấy chính những cái thực của khí trời Tây Bắc, và chính cái mộng của không khí bảng lảng sư­ơng khói hiện lên nh­ư một miền cổ tích. Có lẽ rằng những chất họa sĩ của Quang Dũng đã ăn vào thơ ở đoạn này. Và với những đường nét, nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Và cũng chỉ với một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.

Người đọc có thể nhận thấy rằng cảnh sông nước hoang dại như một bờ tiền sử, bên bờ lau lách và dường như chính tác giả đã cảm nhận những cánh lau qua hai từ vô cùng tinh tế, đó là không gì ngạc nhiên đó là hình ảnh ám ảnh ”hồn lau”… gợi lại trong ta biết bao cảm giác hoang vắng, tĩnh lặng, giàu chất thơ sâu lắng vừa có chút gì đó thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi. Và cụm cừ “Nẻo bến bờ” có nghĩa như sau nẻo – lối đi. Nẻo bến bờ chính là một hình ảnh nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau. “Hồn lau” hay đây chính là những cây lau không còn vô tri vô giác mà có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy.

“Ngàn lau cười trong nắng

Hồn của mùa thu về

Hồn của mùa thu đi

Ngàn lau xao xác trắng”

(Chế Lan Viên)

Dường như chính không gian nên thơ ấy làm nền cho ngư­ời thơ xuất hiện: Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc như cũng đã hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường biết bao nhiêu “Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Ta có thể nhận thấy chính điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, như cũng rất cháy bỏng khôn nguôi. Độc mộc được hiểu là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn và rất dài. Dường như chính dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu theo một cách khác đó chính là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông, vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả, tất cả những hình ảnh ấy đều dường như cũng đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhoà…

Thiên nhiên Tây Bắc thì không thể không nhắc đếnn hình ảnh con sông Mã, sông là một dòng sông đã chứa trong nó biết bao dữ dội. Nhưng có thể nói rằng ở đây, dòng sông Mã dường như cũng đã hiện lên với sự nhẹ nhàng đến kỳ lạ. Những cánh hoa rừng ko bị ”dồi lên dập xuống” mà là “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi cảnh và gợi tình đó chính là cảnh nhữngánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc.

Và thông qua những câu thơ, và cả qua những hình ảnh thơ thật sống động của bài thơ “Tây Tiến” như đã đãvẽ lên được những khung cảnh thiên nhiên, và như cũng đã vẽ lên con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Ta như đã có thể thấy được chính những chất nhạc, chất hoạ, chất mơ mộng dường như cũng đã hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp.Từng nét vẽ thật tài tình của nhà thơ Quang Dũng đều mềm mại tinh tế biết nhường nào. Đây quả thực là một trong những khổ thơ ấn tượng và đậm chất họa trong bài thơ Tây Tiến.

Nguồn: Văn mẫu hay

0