28/05/2017, 20:35

Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu 

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu. Tố Hữu cánh chim đầu đàn của thơ cac cách mạng,ở người được thấm trong nền thi ca bài bản từ nhỏ và lại sống trong thời đại cách mạng đang lên cao trào, sự nghiệp thơ của người luôn song hành với con đường cách mạng của dân tộc, phản ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu. Tố Hữu cánh chim đầu đàn của thơ cac cách mạng,ở người được thấm trong nền thi ca bài bản từ nhỏ và lại sống trong thời đại cách mạng đang lên cao trào, sự nghiệp thơ của người luôn song hành với con đường cách mạng của dân tộc, phản ánh chân thật sự gian khổ hi sinh, vinh quang khi thắng lợi, chặng đường ấy cũng là sự vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.Từ Ấy là tác ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu. 

T

Tố Hữu cánh chim đầu đàn của thơ cac cách mạng,ở người được thấm trong nền thi ca bài bản từ nhỏ và lại sống trong thời đại cách mạng đang lên cao trào, sự nghiệp thơ của người luôn song hành với con đường cách mạng của dân tộc, phản ánh chân thật sự gian khổ hi sinh, vinh quang khi thắng lợi, chặng đường ấy cũng là sự vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.Từ Ấy là tác phẩm tiêu biểu đánh dấu sự tiếp xúc với cách mạng, mang tính trữ tình chính trị sâu sắc.

Cả bài thơ là dịp viết cho kỉ niệm đáng nhớ nhất đời Tác giả với những cảm xúc, suy tư sâu sắc về sự nghiệp cách mạng cao cả, được in trong phần đầu “Máu lửa” của tập thơ cùng tên “ Từ Ấy”. Bài thơ có thể dễ dàng phân chia thành 3 khổ mang những ý nghĩa khác nhau. Với ngòi bút tinh tế, đầy tính suy tưởng, sự sử dụng hình ảnh, động từ mạnh, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu trong mỗi câu thơ, cảm xúc trào dânglúc lại lắng xuống trở nên thành kính trang nghiêm làm người đọc dễ dàng cảm nhận. Bước vào khổ thơ đầu là niềm vui sướng, hạnh phúc của người thanh niên trẻ khi bắt gặp lí tưởng cảu Đảng.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
Mặt trời chân lý chói qua tim 
Hồn tôi là một vườn hoa lá 
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… 

Đến độ tuổi trưởng thành, Tố Hữu nhanh chóng được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng ta, có lẽ đây là bước ngoặt không thể nào quên được trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.Từ khi Lí tưởng cách mạng đến với cuộc đời Tố Hữu sự soi đường,nguồn sáng mới cho tâm hồn con người này. Lí tưởng này như ánh sáng rực rỡ, chói chang của “nắng hạ” giây phút choáng ngợp, ngất ngây để tác giả thốt lên lời thơ đẹp đẽ đến vậy. Có thể tự hiểu nguồn gốc của những tia nắng  ấy chính là “Mặt trời” một nguồn sáng tự nhiên mãi mãi rạng ngời, cao xa, ấm áp mang ánh nắng để xóa đi sự u tối của màn đêm bao phủ nhân gian. Mặt trời trong tâm trạng lúc này của tác giả chẳng đâu khác chính là Đảng ta,của cách mạng ta, của chủ nghĩa xã hội Lê-Nin.

Tác giả áp dụng biện pháp ẩn dụ thành công, câu thơ trở nên đắt hơn, nguồn sáng lí tưởng ấy được tác giả đón lấy với tấm lòng nhiệt thành của mình tự hào đónlấy ánh sáng của “ Mặt Trời”, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng đúng đắn, cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là sự thức tỉnh tuyệt vời cho tâm hồn, tình cảm, cả liên kết đến ý thức của tác giả, con người may mắn được giác ngộ từ khá sớm này. Và tâm hồn tác giả cũng đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân rạng ngời, đẹp đẽ, ngào ngạt hương sắc, rồi rộn ràng tiếng chim hót. Cái hiện thực, lãng mãn đan xen và qua giọng điệu rất tình, rất say, rạo rực và ngọt lịm cho tâm hồn người chiến sĩ trẻ đã hòa quyện tạo thành cái gợi cảm, sức sống cho câu thơ. VÀ niềm vui ấy còn được nhân lên trong tiếng reo vui của tác giả khi tìm thấy thế giới nghệ thuật, đất sáng tác mới cho thơ ca của mình, vậy lí tưởng cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng khai sinh cho ột cuộc đời mới, và một hồn thơ mới.

Đến với khổ hai, dường như  tác giả đã có những nhận thức mới mẻ về lẽ sống nhờ lí tưởng tuyệt vời này 

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
 Để tình trang trải với trăm nơi.
 Để hồn tôi với bao hồn khổ, 
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

Lí tưởng ấy đã giúp tác giả giác ngộ về nhận thức, lẽ sống sao cho xứng đáng với người cộng sản, giác ngộ về chỗ đứng của mình trong lòng mọi người. Nhà thơ có sự chủ động gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng và cái ta chung mọi người. Tự nguyện gắn bó, đứng trong hàng ngũ người chịu gian khổ chung của dân tộc. Ta có thể thấy sự quyết tâm thay đổi hoàn toàn về nhận thức trưởng thành hơn, nguyện đem cái tôi nhỏ bé để được đắm chìm với đời sống nhân dân, quyết “buộc” cái sự đoàn kết gắn bó với “mọi người”, với quần chúng với trăm nơi – từ hay tác giả dùng để muốn chỉ không gian là hoán dụ để chị mọi người sống ở khắp nơi để tìm tới sự đồng cảm,sẻ chia. Và trong suy nghĩ tác giả tình yêu thương ấy sẽ bắt nguồn từ những con người lao động nghèo khổ “Để hồn tôi với bao hồn khổ”.Xác định cái vị trí của mình trong nhân dân chưa đủ , tác giả còn thấy được sức mạnh của sự kết nối  tạo sự đoàn kết trong toàn

Nhân dân để cuộc đấu tranh óa bỏ áp bức bất công diễn ra thành công. Ở câu 4, “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ chỉ có sự
đoàn kết chặt chẽ với nhau tạo sự khích lệ và phấn đấu hăng hái vì mục tiêu hòa bình và phát triển cho dân tộc.Tình yêu đời, tình yêu người trong tác giả nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Thay đổi nhỏ trong nhận thức, cũng khiến con người ta trở nên vĩ đại với tâm hồn luôn tồn tại sự yêu thương bất tận, sự cảm thông, biết chia se, biết giúp đỡ những người khó khăn nhất trong xã hội, giúp cho cả nước là một khối đại đoàn kết vững bền.

“Tôi đã làm con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Sự biến chuyển sâu sác trong tình cảm nhà thơ còn được phác họa rõ nét qua đoạn thơ cuối cung của tác phẩm. Cái triết lý mà tác giả nhận thức sau khi được giác ngộ vào Đảng đủ sức để thay đổi chính con người ông, ông luôn tự nhăc bản thân mình luôn khiêm tốn, tự nhiên,phải vượt qua được những tình cảm cá nhân ích kỉ mới xứng đáng dcó được những tình cảm ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ, quần chúng nhân dân bao la, rộng lớn này. Và chính những con người “than bùn, lầy lội”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ cù bất cù bơ” đã tiếp thêm sức mạnh để tác giả thay mặt và chiến đấu bảo vệ họ, mang đến cho họ ngày mai tươi sáng hơn bây giờ hàng ngàn lần. Nhà thơ cũng đã xác định được cuộc đời mình là sẽ gắn bó với những mảnh đời cơ cực này, không cònchê bai, e dè tiếp xúc, đồng thời kết nối tình cảm với họ sẽ giúp tâm hồn tác giả mạnh mẽ và vui tươi hơn bao giờ hết. 

Phải chăng ánh sáng cách mạng kì diệu đã làm thay đổi thật nhiều trong chính phong cách sống cao cả ủa những người thanh niên, của người cộng sản chân chính?. Tâm hồn tác giả đã mới mẻ, mở mang ý thức trách nhiệm sâu sắc hơn. Với sự tự nhiên trong mối quan hệ với xã hội, sự nhận thức tinh túy về lý tưởng, về chính trị đã biến con người này mạnh mẽ, sẵn sàng sống và cống hiến, bỏ qua những tư tưởng cá nhân mà nâng lên tầm vóc tư tưởng của thời đại.

Với hình ảnh nhạc thơ biến đổi sinh đông, hăm hở, dồn dập, say sưa, cùng vô vàn hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật so sánh, điệp từ điệp cấu trúc đêt thể hiện hết sự nhiệt thành, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của người thanh niên trẻkhi có ánh sáng lí tưởng cách mạng soi rọi.Đọc bài thơ ta dường như hiểu được tấm lòng tác giả truyền tải, ý nghĩa của những người làm cách mạng đương thời chính là sự hòa quyện cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng tập thể,biết đau nỗi đau chung, phấn đấu vì mục tiêu chung của dân tộc. 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN TICH BAI THO "TU AY"

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRONG BÀI THƠ " TỪ ẤY"

EM HÃY NÊU CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ "TỪ ẤY" CỦA TỐ HỮU
 

0