28/05/2017, 20:35

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 I. Kiến thức cơ bản A. Thế nào là đoạn văn? 1. Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn gồm có 3 ý. Mỗi ý viết thành 3 đoạn văn. 2. Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống ...

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 I. Kiến thức cơ bản A. Thế nào là đoạn văn? 1. Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn gồm có 3 ý. Mỗi ý viết thành 3 đoạn văn. 2. Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng. 3. Khái quát các đặc điểm của đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay ...


I.    Kiến thức cơ bản
A.    Thế nào là đoạn văn?
1.    Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn gồm có 3 ý. Mỗi ý viết thành 3 đoạn văn.
2.    Dấu hiệu hình thức cần dựa vào để nhận biết đoạn văn là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống hàng.


3.    Khái quát các đặc điểm của đoạn văn.
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi vào đầu dòng, viết hoa và kết thức bằng dấu chấm ngắt đoạn. Như vậy, về mặt nội dung, đoạn văn có thể hoàn chỉnh ở mức độ nhất định ( phù hợp với cách hiểu truyền thống) hoặc không hoàn chỉnh. Chỉ có văn bản mới có sự hoàn chỉnh về mặt nội dung, còn mọi đơn vị bậc dưới nó, trong đó có đoạn văn, không phải lúc nào cũng có và cần phải có sự hoàn chỉnh về nội dung.


B.    Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
1.    Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
a.    Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn thứ nhất là “Ngô Tất Tố”. Các câu trong đoạn đều chứng minh cho đối tượng này.
b.    Từ ngữ của văn bản là Tắt đèn

soan bai xay dung doan trong van ban


c.    Đọc đoạn văn thứ 3 của văn bản, câu then chốt của văn bản là “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. Câu trên có đủ tất cả các thành phần, rất hoàn chỉnh.
d.    – Từ ngữ chủ đề: là từ ngữ được nhắc lại nhiều lần và duy trì đối tượng được nói đến.
–    Câu chủ đề: mang nội dung khát quát, bao hàm nội dung chính của văn bản, ngôn từ rõ ràng, hoàn chỉnh thành phần. Nó có thể đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.


2.    Cách trình bày nội dung đoạn văn
a.    Nội dung trình bày của đoạn văn có thể khác nhau. Ví dụ:
–    Đoạn thứ nhất có từ ngữ chủ đề
–    Đoạn thứ hai có câu chủ đề, triển khai theo trình tự nội dung của văn bản. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn
b.    Đoạn văn có câu chủ đề: “Các tế bào của lá cây chứa nhiều lục lạp”. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn, ý của đoạn văn này là nêu lên một cách khái quát về tác phẩm theo trình tự diễn dịch.


II.    Luyện tập
Câu 1: Văn bản Ai nhầm có thể chia làm 2 ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.
Đoạn 1: Nói về ông thầy lười, sao chép nhầm văn tế.
Đoạn 2: Khi người ta trách móc thì cãi kiều là chết nhầm.
Câu 2: Cách trình bày nội dung các đoạn văn
a.    Diễn dịch
b.    Song hành
c.    Song hành

 

0